✴️ Sai lầm tuyệt đối không được mắc phải khi trẻ bị tiêu chảy

Nội dung

Trẻ bị tiêu chảy là khi trẻ đi đại tiện trên 3 lần trong 24h và phân tiêu ra lỏng. Tiêu chảy khiến trẻ bị mất nước và điện giải theo phân khiến trẻ nhanh chóng bị khô kiệt dẫn đến tử vong nếu không được bù nước kịp thời. Tiêu chảy là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, tuy nhiên không ít phụ huynh thiếu kiến thức trong việc xử trí và chăm sóc trẻ khi mắc bệnh dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

 

Dưới đây là những sai lầm tuyệt đối không được mắc phải khi trẻ bị tiêu chảy:

nhung-sai-lam-nguy-hiem-khi-tre-bi-tieu-chay-1

Trẻ bị tiêu chảy là khi trẻ đi đại tiện trên 3 lần trong 24h và phân tiêu ra lỏng.

Cho trẻ nhịn ăn

Đât là quan niệm của nhiều phụ huynh vì cho rằng nhịn ăn sẽ giúp hạn chế tình trạng tiêu chảy ở trẻ. Điều này rất nguy hiểm vì bản chất của tiêu chảy là do vi trùng, siêu vi tấn công khiến niêm mạc bị hư hại. Muốn niêm mạc lành thì phải có dưỡng chất tái tạo niêm mạc vì vậy việc nhịn ăn không giúp bệnh thuyên giảm mà còn khiến trẻ không có đủ dưỡng chất tái tạo, khiến quá trình hồi phục chậm, trẻ tiêu chảy nhiều hơn. Bên cạnh đó, việc nhịn ăn có thể gây suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Cho trẻ uống thuốc cầm tiêu chảy

Vì tâm lý nôn nóng muốn trẻ hết tiêu chảy ngay lập tức nên nhiều phụ huynh cho trẻ uống thuốc cầm tiêu chảy. Tuy nhiên theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, loại thuốc này chống chỉ định đối với trẻ dưới 5 tuổi vì chất thải ứ đọng trong ruột có thể dẫn đến thủng ruột.

Khi trẻ bị tiêu chảy cần cho trẻ uống nhiều nước

Uống dung dịch nước biển khô thay nước sôi để nguội

Người bệnh tiêu chảy nên uống nước sôi để nguội thông thường hoặc dung dịch bù nước oresol pha sẵn theo hướng dẫn. Trong khi đó nếu cho trẻ uống dung dịch  nước biển cả ngày có thể khiến trẻ ngộ độc muối, nặng hơn tình trạng tiêu chảy. Chỉ nên cho trẻ uống dung dịch này sau khi trẻ đi tiêu lỏng. Nếu trẻ còn bú mẹ thì nên bú mẹ càng nhiều càng tốt, giúp trẻ vừa bù nước vừa có đủ năng lượng.

Bên cạnh đó người bệnh tiêu chảy có thể dùng các loại nước thay thế khác như nước canh, nước cháo, sữa đậu nành, sữa chua, nước trái cây như cam vắt, nước dừa tươi… Tránh các loại nước giải khát, nước ép trái cây quá ngọt vì chúng làm cho bệnh xấu hơn.

Truyền nước biển ngay lập tức

Không ít phụ huynh lầm tưởng trẻ tiêu chảy là cần phải truyền nước biển ngay lập tức. Thực tế phương pháp hiệu quả nhất là bù dịch bằng đường uống phù hợp.

Chủ quan không mang trẻ đi khám

sai-lam-khi-be-tieu-chay-1

Bạn nên đưa trẻ đến cơ sở chuyên khoa nếu thấy dấu hiệu bất thường

Trẻ bị tiêu chảy hầu hết có thể tự chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên nếu trẻ sốt cao khó hạ, li bì khó đánh thức, co giật… cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám. Trẻ đi tiêu phân có máu, dấu hiệu chuyển qua kiết lỵ cần phải điều trị kháng sinh theo chỉ định bác sĩ. Trẻ trở nên uống nước nhiều, khóc không có nước mắt là dấu hiệu mất nước, có thể chuyển nặng.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top