Viêm phế quản cấp tỏ ra nguy hiểm hơn ở trẻ nhỏ do cơ thể trẻ còn non yếu, hệ miễn dịch còn chưa phát triển toàn diện.
Vì vậy, phát hiện sớm các triệu chứng khi trẻ bị viêm phế quản cấp sẽ giúp hạn chế tối đa di chứng bệnh để lại, đồng thời có phương pháp điều trị bệnh kịp thời.
Các triệu chứng thường gặp khi trẻ bị viêm phế quản cấp như: ban đầu trẻ hắt hơi, sổ mũi, các triệu chứng này có xu hướng tăng dần, trẻ thở khò khè, thậm chí khó thở. Ở những trường hợp bệnh nặng, trẻ có thể sốt cao, bỏ bú, tím tái, có dấu hiệu thở nhanh, rút lõm lồng ngực, cánh mũi phập phồng, toàn thân tím tái.
1. Nguyên nhân gây viêm phế quản cấp ở trẻ
Bệnh viêm phế quản cấp có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên phổ biến nhất là do virus gây nên.
Bệnh dễ xuất hiện ở những trẻ có sức đề kháng kém như trẻ sinh non, nhẹ cân, suy dinh dưỡng, trẻ mắc bệnh phổi mạn tính, có các bệnh lý bẩm sinh,..
Bệnh viêm phế quản cấp rất dễ gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên, nhiều cha mẹ vẫn băn khoăn về cách xử trí khi trẻ bị viêm phế quản cấp, bởi trẻ bị viêm phế quản cấp hoàn toàn có thể chăm sóc tại nhà.
Một số lưu ý trong chăm sóc khi trẻ bị viêm phế quản cấp: cho trẻ uống đủ nước để giúp làm loãng đờm, và làm dịu cơn ho. Có thể sử dụng nước muối sinh lý để sát khuẩn mũi, họng cho trẻ mỗi ngày.
Có thể điều trị triệu chứng kèm theo như sốt, cho trẻ uống thuốc hạ sốt, thuốc trị ho, long đờm,.. theo chỉ định của bác sĩ. Cha mẹ tuyệt đối không tự mua thuốc kháng sinh để điều trị để phòng tránh nguy cơ kháng kháng sinh sau này.
Dấu hiệu bệnh nặng ở trẻ: trẻ sốt cao dùng thuốc hạ sốt cũng không hạ, trẻ bỏ bú và nôn trớ nhiều, có dấu hiệu thở nhanh, khó thở và rút lõm lồng ngực, cánh mũi phập phồng, da tím tái, tím tái các chi hoặc tím tái ở môi.
Khi thấy trẻ xuất hiện các triệu chứng trên, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời.
Ngay từ khi mang thai, các mẹ cần thực hiện khám thai định kỳ, có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, làm việc nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng, làm việc quá sức.
Đảm bảo cho trẻ đi tiêm phòng đầy đủ theo chương trình tiêm chủng quốc gia.
Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, cân bằng các dưỡng chất đạm, chất béo, gluxit, vitamin, muối khoáng,…
Giữ ấm cho trẻ trong mùa lạnh, không nên để trẻ quá nóng hoặc quá lạnh
Sát khuẩn mũi, họng cho trẻ bằng dung dịch nước muối 0,9%.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh