Cấy ghép môi là một thủ thuật thẩm mỹ được thực hiện để cải thiện sự đầy đặn và căng mọng của đôi môi. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu thủ thuật cấy ghép môi là gì, cách tìm bác sĩ phẫu thuật và ưu nhược điểm của cấy ghép môi so với các quy trình không phẫu thuật khác.
Cấy ghép môi là một loại hình bơm môi vĩnh viễn sử dụng mô cấy nhân tạo để làm căng mọng môi. Có thể sử dụng hai loại cấy ghép:
Trong khi cả hai loại cấy ghép này đều an toàn, thì một nghiên cứu năm 2002 trên động vật cho thấy Polytetrafluoroethylene có phản ứng với mô tốt hơn. Loại cấy ghép này cũng mềm mại và dễ nén hơn silicone, điều này có nghĩa môi trong tự nhiên và ít bị nhận thấy hơn. Ngoài các loại cấy ghép nhân tạo, còn có hai loại thủ thuật cấy ghép:
Nếu bạn cảm thấy bạn là người thích hợp để cấy ghép môi, đầu tiên bạn cần đặt lịch tư vấn với bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ có bằng cấp được chứng nhận. Bác sĩ sẽ khám đánh giá cũng như tư vấn quyết định bạn có phải là người phù hợp cho cấy ghép môi không. Nếu có, bác sĩ sẽ khám kiểm tra kỹ hơn, cho bạn thông tin về kết quả dự kiến của quy trình và lên lịch phẫu thuật.
Sau khi lên lịch phẫu thuật cấy ghép môi, bạn sẽ cần chuẩn bị.
Nếu bạn có hút thuốc hoặc dùng thuốc chống đông máu, bạn sẽ phải dừng lại trước phẫu thuật. Nếu bạn bị viêm miệng herpes, bạn cũng có thể phải dùng thuốc kháng vi rút.
Trước tiên bác sĩ sẽ khử trùng khu vực thực hiện và gây tê tại chỗ cho môi. Mặc dù cấy ghép môi có thể được thực hiện với gây mê toàn thân, nhưng không bắt buộc. Sau khi khử trùng và gây tê, bác sĩ sẽ thực hiện các bước sau:
Nếu không có biến chứng gì, toàn bộ cuộc phẫu thuật diễn ra trong 30 phút, và bạn có thể về nhà ngay sau đó.
Thời gian hồi phục của cấy ghép môi thường từ 1 đến 3 ngày. Tuy nhiên, trong vòng 7 đến 14 ngày sau phẫu thuật, bác sĩ khuyên bạn nên tránh tạo bất kỳ áp lực nào hay đè ép xung quanh vùng môi. Cụ thể là không há miệng quá to và đè vào môi quá nhiều, vì mô cấy ghép có thể lệch khỏi vị trí.
Có thể mất 1 đến 2 tuần để mô bắt đầu tạo sẹo và giữ phần cấy ghép đúng vị trí. Trong một số trường hợp, có thể dùng thuốc giảm đau khi cần thiết. Chườm đá và kê cao đầu cũng có thể giúp giảm sưng và sẹo sau phục hồi.
Cấy ghép môi nhìn chung là an toàn, nhưng cũng như các phẫu thuật thẩm mỹ khác, có những rủi ro. Bao gồm:
Sau phẫu thuật, nguy cơ xảy ra tác dụng phụ thường không đáng kể, bạn sẽ có thể hoàn toàn tiếp tục các hoạt động bình thường sau khi hồi phục.
Trong một số trường hợp, mô cấy ghép có thể bị xê dịch. Nếu điều này xảy ra, có thể phải thực hiện một cuộc phẫu thuật khác để sửa chữa. Cấy ghép môi là một lựa chọn bơm môi về lâu dài và nhiều người đã nhận thấy kết quả tuyệt vời của chúng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hài lòng với đôi môi của mình sau phẫu thuật. Nếu bạn không hài lòng với việc cấy ghép môi thì bác sĩ sẽ phẫu thuật loại bỏ chúng.
Phẫu thuật cấy ghép môi đòi hỏi bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ được chứng nhận và có tay nghề cao. Khi tìm kiếm bác sĩ để thực hiện thủ thuật, hãy tìm một người:
Nếu bạn quan tâm đến một lựa chọn bơm môi tạm thời hơn, chất làm đầy môi có thể phù hợp với bạn.
Chất làm đầy môi là chất được dùng tiêm trực tiếp vào môi để làm căng và đầy môi. Có nhiều lựa chọn khác nhau khi nói đến chất làm đầy môi, bao gồm Juvederm, Restylane, v.v.
Khi nói đến tuổi thọ, giá cả và rủi ro, có những ưu nhược điểm đối với cả cấy ghép môi và chất làm đầy môi, từ đó có thể giúp bạn lựa chọn được phương pháp phù hợp.
Ưu nhược điểm |
Cấy ghép môi |
Chất làm đầy môi |
Ưu điểm |
|
|
Nhược điểm |
|
|
Cấy ghép môi là lựa chọn phẫu thuật thẩm mỹ tuyệt vời cho bất kỳ ai muốn bơm môi với kết quả lâu dài. Phẫu thuật được thực hiện tại phòng thẩm mỹ và được gây tê tại chỗ. Việc hồi phục mất từ 1 đến 3 ngày.
Cấy ghép môi nhìn chung là một thủ thuật an toàn, nhưng cũng như những phẫu thuật thẩm mỹ khác, luôn có các rủi ro. Nếu bạn quan tâm tới việc cấy ghép môi, hay tìm gặp một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ có bằng cấp gần bạn để được tư vấn.