Vi khuẩn TỤ CẦU VÀNG là gì ? Gây ra bệnh gì

Nội dung

Vi khuẩn tụ cầu vàng là gì?

Vi khuẩn tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) là một loại vi khuẩn phổ biến sống trên da và niêm mạc hoặc niêm mạc mũi. Đây là loại vi khuẩn gram dương, có hình cầu và có xu hướng sắp xếp thành cụm được mô tả là “giống như quả nho”.

Staphylococcus aureus không gây nhiễm trùng trên da lành. Tuy nhiên, nếu tụ cầu vàng xâm nhập vào máu và các mô bên trong cơ thể (thông qua các vết xước, vết thương hở trên da), chúng có thể gây ra nhiều loại bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng từ nhẹ đến nặng, thậm chí có thể gây tử vong trong một số trường hợp nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời và đúng cách.

 

Vi khuẩn tụ cầu vàng gây ra những bệnh gì?

Tụ cầu vàng là mầm bệnh phổ biến gây ra các bệnh nhiễm trùng da, mô mềm, nhiễm trùng máu liên quan đến catheter mạch máu, xương, khớp, phổi và hệ thần kinh trung ương. Trong đó, nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu vàng đặc biệt nghiêm trọng vì tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm trùng phức tạp liên quan cao, bao gồm cả viêm nội tâm mạc nhiễm trùng.

Nhìn chung, các bệnh nhiễm trùng thông thường do tụ cầu vàng gây ra bao gồm:

  • Nhiễm trùng da
  • Chốc lở (lở loét ở trường học)

 

Nhiễm trùng nghiêm trọng hơn bao gồm:

  • Viêm màng não
  • Viêm tĩnh mạch
  • Viêm tủy xương (nhiễm trùng xương), có thể do vi khuẩn tụ cầu di chuyển trong máu hoặc tiếp xúc trực tiếp với tủy xương do chấn thương (vết thương do bị đâm ở chân hoặc lạm dụng thuốc tiêm tĩnh mạch (IV)
  • Viêm phổi, thường ảnh hưởng đến những người mắc bệnh phổi tiềm ẩn, bao gồm cả những người sử dụng máy thở
  • Viêm nội tâm mạc (nhiễm trùng van tim), có thể dẫn đến suy tim hoặc đột quỵ
  • Nhiễm trùng máu, xảy ra khi vi khuẩn lây lan vào máu
  • Viêm dạ dày ruột
  • Hội chứng sốc nhiễm độc
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu.

 

Các triệu chứng lâm sàng và dấu hiệu thường gặp ở những trường hợp bị nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng là:

  • Nổi nhọt
  • Áp xe trên da
  • Viêm nang lông
  • Mắc hội chứng bỏng da
  • Đóng vảy trên da
  • Viêm khớp: vận động kém, sưng khớp, nóng đỏ khớp
  • Nhiễm trùng một hoặc cả hai phổi
  • Có mủ màng phổi
  • Nhiễm trùng màng lót não
  • Nhiễm trùng xương và tủy xương
  • Nhiễm trùng tĩnh mạch
  • Nhiễm trùng van tim, sùi van tim
  • Ngộ độc thực phẩm: đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn

 

Phòng ngừa nhiễm khuẩn tụ cầu vàng

Vì tụ cầu vàng rất dễ lây lan qua tay bị nhiễm bẩn nên cần thực hành vệ sinh nghiêm ngặt:

  • Rửa tay bằng xà phòng và nước ấm, nhất là sau khi đi vệ sinh.
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, chẳng hạn như lau bụi ẩm.
  • Băng bó các vết thương hở bằng băng không thấm nước cho đến khi vết thương lành.

Đối với những nhân viên bệnh viện, cần thực hành vệ sinh tiêu chuẩn, bao gồm:

  • Luôn rửa tay khi tay bị bẩn vì bất kỳ lý do gì
  • Dùng dung dịch rửa tay có chứa cồn trước và sau khi chăm sóc mỗi bệnh nhân, khi dọn giường…
  • Rửa tay sạch trước và sau khi thăm khám cho bệnh nhân
  • Đeo găng tay, khẩu trang, mặc đồ bảo hộ trong những trường hợp cần thiết
  • Vệ sinh sạch sẽ và xử lý nghiêm ngặt các thiết bị, vật dụng đã qua sử dụng
  • Cách ly người bệnh khi có yêu cầu
  • Vệ sinh kỹ lưỡng tất cả các bề mặt.
return to top