BỘ TÀI LIỆU TRUYỀN THÔNG VỀ BỆNH SỞI CỦA TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI

BỘ TÀI LIỆU TRUYỀN THÔNG VỀ BỆNH SỞI CỦA TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI

Link download tài liệu (cả tiếng Anh và tiếng Việt): https://drive.google.com/drive/folders/1XFZObLLy6LWXfeMpnHLRV0j7WczdSXzN?usp=drive_link

 

TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH SỞI

Sởi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây ra và lây truyền qua đường hô hấp. Các triệu chứng của bệnh sởi thường bắt đầu sau 10 – 14 ngày kể từ khi nhiễm vi rút.

Bệnh sởi có thể gây tử vong. Các biến chứng và tình trạng nguy hiểm thường gặp nhất ở trẻ dưới 5 tuổi.

Triệu chứng của bệnh sởi bao gồm:

  • Ban đỏ dạng sẩn
  • Chảy nước mũi
  • Ho
  • Mắt đỏ
  • Đốm trắng nhỏ ở niêm mạc miệng hai bên má
  • Sốt cao

PHÒNG NGỪA BỆNH SỞI

 

Cứ 9 trên 10 người không tiêm vắc xin sẽ có khả năng bị lây nhiễm khi tiếp xúc gần với người mắc bệnh sởi.

Tất cả trẻ em đều cần được tiêm vắc xin.

 

Tiêm vắc xin để phòng ngừa bệnh sởi

 

Trẻ em trong độ tuổi theo khuyến cáo y tế cần được tiêm hai liều vắc xin chứa thành phần sởi để đảm bảo miễn dịch. Nếu con bạn đã bỏ lỡ bất kỳ liều tiêm nào theo lịch, hãy đặt lịch hẹn với cơ sở y tế để trẻ được tiêm bổ sung kịp thời trong thời gian sớm nhất.

 

Nếu bạn không rõ mình hay các con đã được tiêm phòng sởi hoặc đã từng mắc sởi, hãy tham vấn với cán bộ y tế về việc tiêm phòng.

HÃY LIÊN HỆ VỚI CÁN BỘ Y TẾ

 

Không có phương pháp điều trị đặc hiệu đối với bệnh sởi. Tự điều trị bệnh sởi khi không có hướng dẫn từ cán bộ y tế có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng.

 

Nếu bạn nghi ngờ bạn hoặc con bạn bị mắc sởi thì cần liên hệ với cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt và cung cấp cho họ về các triệu chứng hoặc nói cho họ biết những lo lắng của bạn

NGUỒN THÔNG TIN ĐÁNG TIN CẬY

Luôn tìm hiểu thông tin về vắc xin và sức khỏe từ các nguồn đáng tin cậy.

 

Thông tin về vắc xin và bệnh sởi, chẳng hạn như các triệu chứng và cách điều trị, từ nguồn không chính thống trên mạng xã hội có thể không dựa trên bằng chứng khoa học và khiến con bạn có nguy cơ gặp các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng.

 

Các nguồn thông tin đáng tin cậy bao gồm: Bộ Y tế; Tổ chức Y tế Thế giới (WHO); Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật của các tỉnh, thành phố; các Trung tâm Y tế quận, huyện; Trạm Y tế xã.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top