✴️ Các phương pháp tán sỏi thận – Những điều cần biết

1. Nguyên lý chung của các phương pháp tán sỏi thận

Tán sỏi thận công nghệ cao là nhóm các kỹ thuật điều trị sỏi tiết niệu ít xâm lấn, sử dụng năng lượng cơ học (sóng xung kích) hoặc năng lượng laser để phá vỡ viên sỏi thành các mảnh nhỏ. Những mảnh vụn này sẽ được đào thải tự nhiên qua đường tiểu hoặc hút ra ngoài qua hệ thống nội soi.

So với mổ mở truyền thống, các kỹ thuật tán sỏi:

  • Ít đau, không để lại sẹo hoặc sẹo rất nhỏ

  • Giảm nguy cơ biến chứng

  • Thời gian nằm viện ngắn

  • Nhanh chóng quay trở lại sinh hoạt bình thường

2. Ba phương pháp tán sỏi thận phổ biến hiện nay

2.1. Tán sỏi ngoài cơ thể (Extracorporeal Shock Wave Lithotripsy – ESWL)

  • Nguyên lý: Sử dụng sóng xung kích hội tụ từ bên ngoài cơ thể để làm vỡ sỏi.

  • Chỉ định:

    • Sỏi thận < 15mm

    • Sỏi niệu quản 1/3 trên < 10mm

  • Ưu điểm:

    • Không xâm lấn, không gây mê

    • Không cần nằm viện

    • An toàn, ít biến chứng

  • Lưu ý:

    • Hiệu quả giảm nếu sỏi rắn hoặc vị trí không thuận lợi

    • Cần uống nhiều nước sau tán để đào thải mảnh sỏi

2.2. Tán sỏi nội soi ngược dòng (Retrograde Intrarenal Surgery – RIRS)

  • Nguyên lý: Nội soi mềm qua niệu đạo → bàng quang → niệu quản → thận, dùng laser phá sỏi, hút mảnh vụn ra ngoài.

  • Chỉ định:

    • Sỏi niệu quản 1/3 giữa – dưới

    • Sỏi bàng quang lớn > 1cm

    • Sỏi thận nhỏ di chuyển xuống dưới

  • Ưu điểm:

    • Không có vết mổ, không sẹo

    • Ít đau, hồi phục nhanh, xuất viện sau 24h

  • Chống chỉ định:

    • Hẹp niệu đạo

    • Viêm nhiễm niệu đạo chưa điều trị

2.3. Tán sỏi thận qua da (Percutaneous Nephrolithotomy – PCNL)

  • Nguyên lý: Tạo một đường hầm nhỏ trên da lưng (khoảng 5–10mm) để đưa ống nội soi vào hệ thống đài – bể thận, dùng laser/siêu âm phá sỏi, hút ra ngoài.

  • Chỉ định:

    • Sỏi thận > 1,5cm

    • Sỏi san hô, sỏi rắn, sỏi nhiều viên

  • Ưu điểm:

    • Thay thế hiệu quả cho mổ mở

    • Tán triệt để sỏi lớn

  • Thời gian nằm viện: 3–5 ngày

  • Lưu ý: Cần gây mê toàn thân, có thể cần đặt sonde JJ và ống dẫn lưu thận

Phương pháp tán sỏi thận tốt nhất

Cần tái khám định kỳ đúng hẹn để phòng ngừa tái phát sỏi sau tán

3. Lưu ý sau tán sỏi: Phòng ngừa tái phát

3.1. Chế độ sinh hoạt

  • Uống đủ nước: 2–2,5 lít/ngày. Quan sát nước tiểu nhạt màu là dấu hiệu tốt.

  • Đi tiểu đều đặn, không nhịn tiểu

  • Vận động nhẹ nhàng: đi bộ, yoga, thể dục vừa sức

  • Tránh ngồi lâu hoặc nằm một chỗ quá nhiều

3.2. Chế độ dinh dưỡng

  • Tăng cường rau xanh, trái cây tươi

  • Giảm muối, hạn chế đạm động vật, oxalat

  • Hạn chế thực phẩm đóng hộp, nước ngọt có ga, rượu bia

  • Có thể sử dụng nước ép cần tây, cam, nước canh rau mát để tăng lợi tiểu

3.3. Tái khám định kỳ

  • Tái khám theo lịch hẹn để kiểm tra nguy cơ sót sỏi, tái phát, điều chỉnh chế độ sinh hoạt phù hợp

  • Nếu có dấu hiệu bất thường (sốt, tiểu máu, đau nhiều), cần khám ngay

4. Kết luận

Sự phát triển của các kỹ thuật tán sỏi thận công nghệ cao đã giúp người bệnh điều trị hiệu quảít xâm lấn, nhanh hồi phục, không còn lo lắng về mổ mở như trước đây. Tuy nhiên, lựa chọn phương pháp phù hợp cần dựa trên đánh giá chuyên môn của bác sĩ tiết niệu thông qua thăm khám và cận lâm sàng.

Người bệnh có sỏi tiết niệu nên chủ động thăm khám sớm, tuân thủ điều trị và duy trì lối sống lành mạnh để phòng ngừa tái phát.

 

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top