1. ĐẠI CƯƠNG
Tăng áp lực động mạch phổi ở sơ sinh là một vấn đề tuy không mới nhưng là một vấn đề cần được quan tâm trong suy hô hấp sơ sinh.
*Định nghĩa
Tăng áp lực động mạch phổi dai dẳng ở trẻ sơ sinh được định nghĩa là sự thất bại của sự chuyển đổi tuần hoàn bình thường xảy ra sau khi sinh, tồn tại tuần hoàn bào thai với shunt phải - trái. Biểu hiện bằng sự giảm nồng độ O2 máu thứ phát do có sự tăng cao sức cản mạch máu phổi.
2.CHẨN ĐOÁN
2.1.Chẩn đoán xác định
2.1.1.Yếu tố nguy cơ
- Yếu tố trước sinh: bao gồm mẹ bị đái tháo đường, nhiễm trùng đường tiểu trong lúc mang thai, sử dụng thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc (SSRIs), aspirin và thuốc kháng viêm không steroid trong lúc mang thai.
- Yếu tố nguy cơ chu sinh: được báo cáo có liên quan đến TAPSS bao gồm dịch ối nhuộm phân su và những bệnh của mẹ như sốt, thiếu máu và bệnh phổi. Đặc biệt những trẻ đẻ non, đẻ ngạt, già tháng.
2.1.2. Biểu hiện lâm sàng:
- Suy hô hấp
+ Xảy ra sớm trong 24 giờ đầu của cuộc sống.
+ Nhịp thở: thở nhanh > 60 l/phút, hoặc ngừng thở
+ Biểu hiện sự gắng sức: co kéo cơ hô hấp, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi.
+ Tím: SpO2 giảm, chênh lệch giữa SpO2 tay phải và chân > 10%
+ Nghe phổi: thông khí kém, có thể có ran ẩm.
- Triệu chứng suy tim phải
+ T2 đanh, có thể có thổi tâm thu, mạch nhanh, HA có thể giảm
+ Phù, nước tiểu giảm
+ Gan: có thể to
+ Cung lượng tim giảm, trụy mạch
+ Chảy máu phổi trong giai đoạn cuối
2.1.3.Cận lâm sàng
- Khí máu
+ pH : Biểu hiện còn bù 7.35 – 7.45
+ PaCO2: Bình thường hoặc có thể tăng
+ PaO2 : < 100 mmHg với FiO2 100% (trước ống – ĐM quay F)
Chênh lệch PaO2 trước ống và sau ống (ĐM rốn)
- X quang:
+ Bóng tim to, mỏm cao, cung nhĩ phải phồng
+ Cung động mạch phổi phồng, dãn mạch máu vùng rốn, ngoại vi phổi sáng.
+ Lưu lượng máu lên phổi bình thường hoặc giảm.
- Điện tâm đồ:
Trục QRS lệch phải, phì thất phải với R cao, T dương ở V1, phì nhĩ phải, ít có giá trị trong chẩn đoán.
2.1.4.Chẩn đoán xác định
Siêu âm tim đánh giá
Tăng áp phổi ở trẻ sơ sinh đặc trưng bởi:
- Áp lực động mạch phổi cao
- Shunt phải - trái
- Thiếu oxy
- Huyết áp hệ thống giảm
2.2. Chẩn đoán phân biệt
- Tim bẩm sinh tím sớm: siêu âm tim loại trừ
- Tổn thương phổi: viêm phổi, RDS…: Xquang xác định tổn thương và siêu âm tim xác định.
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Nguyên tắc điều trị
- Giảm sức cản mạch máu phổi
- Duy trì huyết áp hệ thống
- Lập lại shunt trái - phải
- Cải thiện độ bão hòa O2 (PaO2), tăng cung cấp O2 cho các tổ chức
- Giảm thiểu các tổn thương phổi tiếp theo.
3.2. Điều trị cụ thể
- Liệu pháp Oxy và hô hấp hỗ trợ: can thiệp thở oxy, CPAP, A/C, SIMV hay thậm chí HFO để khí máu đảm bảo:
+ pH |
: 7.35 - 7.5 |
|
+ PaO2 |
: 7 |
- 12 kpa (52,5 - 90 mmHg), SaO2 > 90 % |
+ PaCO2 |
: 5 |
- 7 kpa (37,5 - 52,5 mmHg) |
- Đảm bảo chức năng co bóp cơ tim, duy trì huyết áp hệ thống:
+ Giữ cho huyết áp động mạch trung bình 45 - 55 mmHg, HA tối đa 50 – 70 mmHg.
+ Sử dụng bolus dung dịch Natriclorua 0.9%
+ Thuốc vận mạch:
+ Giữ ổn định Hct từ 0.4 - 0.45 hoặc Hb 15 - 16 g/dL
+ Truyền máu, dung dịch cao phân tử: Albumin human 20%, Biseko 5%
- Thăng bằng toan kiềm:
+ Có thể kiềm chuyển hóa: đạt pH tối ưu 7.45 nhưng có thể cao, luôn <7.6 Bolus một lượng nhỏ bicarbonate 4.2% (2 – 3 mEq/kg/ngày)
- An thần, giảm đau:
- Có thể sử dụng: Morphin 10 - 30 mcg / kg / giờ Midazolam 10 - 60 mcg kg / giờ Fentanyl 2 - 5 mcg / kg / giờ.
- Giãn cơ: Tracium: 5 – 10 mcg/kg/phút
- Surfactant có thể bổ sung cho những bệnh nhân có tổn thương phổi kèm theo (RDS, MAS..)
- Giảm sức cản mạch máu phổi: Prostacyclin tổng hợp, chất đối kháng receptor của Endothelin-1 (ET-1), chất ức chế phosphodiesterase type 5: Sildenafil.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh