TỔNG HỢP CÁC THÔNG TIN VỀ CÚM CORONA

Nội dung

Bộ Y tế Canada và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo cho công chúng rằng cúm (virus Corona) lần này là nghiêm trọng. Phương pháp phòng ngừa là giữ cho cổ họng ẩm, đừng để cổ họng bị khô. Do đó, đừng để khát nước vì một khi màng trong cổ họng của bạn bị khô, virus sẽ xâm nhập vào cơ thể bạn trong vòng 10 phút. Người lớn nên uống nước ấm 50-80cc, và 30-50cc cho trẻ, tuỳ theo độ tuổi. Bất cứ khi nào bạn cảm thấy cổ họng bị khô, đừng chờ đợi, hãy giữ nước trong tay. Đừng uống nhiều cùng một lúc vì nó không giúp ích gì, thay vào đó hãy tiếp tục giữ ẩm cho cổ họng. Cho đến cuối tháng 3, tránh đến những nơi đông người, đeo khẩu trang khi cần thiết đặc biệt là trên tàu hỏa hoặc phương tiện giao thông công cộng. Tránh thực phẩm chiên hoặc cay và nạp thêm vitamin C cho cơ thể
Các triệu chứng / được mô tả là:
1. sốt cao
2. Ho kéo dài sau khi sốt
3. Trẻ em dễ mắc bệnh
4. Người lớn thường cảm thấy khó chịu, đau đầu và chủ yếu liên quan đến hô hấp
5. Rất dễ lây qua tiếp xúc

NGUY CƠ KHI SỬ DỤNG KÉO DÀI HOẶC TÁI SỬ DỤNG KHẨU TRANG N95

Khẩu trang N95 lọc được 95% vi sinh vật lây truyền qua đường không khí. Khi việc sử dụng N95 thường xuyên hơn, do nguồn lực cung cấp khẩu trang N95 còn hạn chế, giá thành cao, nhân viên y tế thường sử dụng kéo dài và thậm chí sử dụng lại nhiều lần khẩu trang này. Hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất thường yêu cầu phải bỏ khẩu trang ngay sau mỗi lần sử dụng, nhưng một số hãng cho phép sử dụng lại theo chính sách kiểm soát nhiễm khuẩn của từng cơ sở y tế.

Nguy cơ đáng kể nhất khi sử dụng lại khẩu trang là lây truyền vi sinh vật qua đường tiếp xúc do chạm vào bề mặt của khẩu trang bị ô nhiễm. Một nghiên cứu cho thấy trong 1 ca trực một điều dưỡng trung bình chạm 25 lần vào mặt, mắt hoặc khẩu trang N95 khi sử dụng kéo dài. Các vi sinh vật gây bệnh đường hô hấp trên bề mặt khẩu trang có thể lây truyền cho người mang khẩu trang do tay người đeo chạm vào khẩu trang đã bị nhiễm và sau đó chạm vào niêm mạc mắt mũi miệng của mình.

Các nghiên cứu đã cho thấy rằng một số mầm bệnh đường hô hấp có thể tồn tại trên khẩu trang trong thời gian dài, hơn 99,8% vi sinh vật bị giữ lại trên khẩu trang N95 sau khi nhân viên y tế xử lý các chất tiết đường hô hấp hoặc tiếp xúc người bệnh ho hoặc hắt hơi. Khẩu trang N95 cũng có thể bị nhiễm các vi khuẩn tồn tại lâu trong môi trường (ví dụ, Staphylococcus aureas kháng methicillin, enterococci kháng vancomycin, Clostridium difficile, norovirus, v.v.). Những vi khuẩn này cũng có thể lây nhiễm sang bàn tay của người mang khẩu trang và truyền bệnh cho chính họ hoặc cho người khác thông qua truyền tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp.

Mức độ ô nhiễm của khẩu trang khi sử dụng kéo dài và tái sử dụng có thể tuỳ thuộc vào loại thủ thuật nhân viên thực hiện, vào mức độ kiểm soát môi trường. Ví dụ, khi nhân viên y tế thực hiện các thủ thuật tạo khí dung như nội soi phế quản, hút đờm hoặc đặt nội khí quản, khẩu trang sẽ bị ô nhiễm cao. Trong khi đó, nếu kiểm soát được bệnh nhân nguồn (ví dụ như yêu cầu bệnh nhân đeo khẩu trang), sử dụng các biện pháp thông khí, sẽ làm giảm mức độ ô nhiễm bề mặt của khẩu trang.Ngoài nguy cơ truyền bệnh do tiếp xúc với khẩu trang bị ô nhiễm, việc sử dụng kéo dài hoặc sử dụng lại còn có nguy cơ giảm khả năng bảo vệ của khẩu trang N95.

Do đó, chỉ sử dụng khẩu trang N95 khi cần thiết và nên bỏ đi sau mỗi lần sử dụng. Nhiễm nCoV chủ yếu lây truyền qua đường tiếp xúc và giọt bắn, chỉ lây qua không khí khi người bệnh có suy hô hấp, cần làm những thủ thuật tạo khí dung như thở máy, hút đàm..Chỉ cần mang khẩu trang N95 khi tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm nCoV đã có biểu hiện viêm phổi nặng, suy hô hấp. Đối với bệnh nhân chỉ có các triệu chứng sốt, viêm long đường hô hấp nhẹ, chỉ cần mang khẩu trang y tế hoặc kháng khuẩn hoặc N90-92. Trong cộng đồng, chỉ cần mang khẩu trang y tế đạt chuẩn (3-4 lớp, trong đó có lớp lọc và bán thấm) khi đến chỗ đông người, thiếu thông khí, khi tiếp xúc người bệnh.

(Hội Kiểm Soát Nhiễm Khuẩn TPHCM)

return to top