Tên tiếng Việt: Chùm ruột, Tầm ruột, Mác nhôm (Tày)
Tên khoa học: Phyllanthus acidus (L.) Skeels
Tên đồng nghĩa: Averrhoa acida L.
Họ: Euphorbiaceae (Thầu dầu)
Công dụng: Chữa hen suyễn, lành vết thương, ung nhọt, giang mai, ghẻ lở, đau răng, đau mắt, đau yết hầu, tiêu đờm (Lá, quả, vỏ). Rễ độc chú ý khi dùng.
A. Mô tả:
B. Bộ phận dùng:
Lá, quả, vỏ thân và rễ – Folium, Fructus Cortex et Cortex Radicis Phyllanthi Acidi.
C. Nơi sống và thu hái:
Cây của Mỹ châu nhiệt đới, được trồng để lấy quả. Có thể thu hái lá, vỏ thân và vỏ rễ quanh năm. Quả hái lúc chưa chín.
D. Thành phần hoá học:
Trong quả có nước, chất proitid, lipid glucid, acid acetic và vitamin C. Vỏ rễ chứa tanin, saponin, acid gallic và một chất kết tinh.
E. Tính vị, tác dụng:
Quả có tác dụng giải nhiệt và làm se. Rễ và hạt có tính tẩy. Lá và rễ dùng như chất chống độc đối với nọc rắn độc. Lá và rễ có tính nóng, làm tan huyết ứ, tiêu độc tiêu đờm và sát trùng.
F. Công dụng, chỉ định và phối hợp:
Quả thường dùng ăn giải nhiệt, chữa tụ máu gây sưng tấy, đau ở hông, ở háng. Vỏ thân được dùng tiêu hạch độc ung nhọt, đơn độc, giang mai, bị thương sứt da chảy máu, ghẻ lở, đau răng, đau mắt, đau tai có mủ, tiêu đờm, trừ tích ở phổi, đau yết hầu, song dao, độc dao.
G. Cách dùng:
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh