Trẻ em cũng có thể bị viêm khớp háng và cách điều trị viêm khớp háng ở trẻ em

Vì sao trẻ bị viêm khớp háng?

Cho tới nay, vẫn chưa có kết luận chính xác về nguyên nhân gây viêm khớp háng ở trẻ. Tuy nhiên có vài ý kiến cho rằng, trẻ bị viêm khớp háng có thể là do:

Chấn thương

Trẻ bị chấn thương ở vùng đầu gối nhiều lần hoặc chấn thương trong thời gian dài không được điều trị, điều trị sai cách cũng có thể gây đau, sưng viêm khớp háng.

Trẻ bị viêm khớp háng thường là do chấn thương, tai nạn hoặc nhiễm virus, vi khuẩn

 

Nhiễm virus

Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu nên rất dễ bị virus, vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Viêm khớp háng cũng là một trong những bệnh do virus, vi khuẩn gây ra.

Di truyền

Nếu trong gia đình có người nhà mắc các bệnh lý về xương khớp như thoái hóa khớp háng, viêm khớp háng thì trẻ cũng có khả năng cao mắc bệnh.

Trẻ thừa cân, béo phì

Những trẻ quá béo, cân nặng tăng nhanh và vượt mức cho phép làm tăng tổn thương lên khớp háng và gây viêm khớp háng.

Dấu hiệu nhận biết bệnh

Với trẻ nhỏ bị viêm khớp háng thường khó phát hiện vì trẻ còn bé, chưa thể biểu đạt hết những khó chịu, đau khi mắc bệnh. Tuy nhiên cha mẹ có thể dựa vào những triệu chứng dưới đây để xác định con mình có bị viêm khớp háng hay không.

  • Sốt cao

  • Đau ở khớp háng với nhiều mức độ khác nhau, tùy cơ địa từng người

  • Trẻ gặp khó khăn khi vận động, đi lại, chơi đùa

  • Sưng khớp háng, đau khớp

Ngoài ra, nếu bị viêm khớp háng, trẻ sẽ có kèm theo các triệu chứng như đi khập khiễng, rối loạn tiêu hóa, viêm nhiễm tai mũi họng…

Viêm khớp háng gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu, khó khăn khi đi lại, vận động

 

Viêm khớp háng ở trẻ nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh càng tiến triển nặng thì trẻ càng bị đau dữ dội ở háng. Cơn đau lan dần ra phía trước và xung quanh đùi, lan lên khớp gối, gây khó khăn cho đi lại, vận động, chơi đùa.

Điều trị viêm khớp háng ở trẻ như thế nào?

Viêm khớp háng ở trẻ nếu được phát hiện và điều trị sớm có thể điều trị. Phục hồi hoàn toàn chỏm xương đùi, trẻ có thể phát triển bình thường. Ngược lại nếu điều trị ở giai đoạn muộn, chỏm xương đùi bị tiêu đi, sẽ khó khăn cho quá trình điều trị và có thể để lại biến chứng, tiến triển thoái hóa khớp.

Tùy vào mức độ nặng – nhẹ của viêm khớp háng ở trẻ, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Thuốc

Với viêm khớp háng mức độ nhẹ, trẻ thường được điều trị bằng thuốc chống viêm, giảm đau. Có chế độ nghỉ ngơi, vận động phù hợp trong khi điều trị.

Phẫu thuật

Với trường hợp nặng, trẻ có thể cần phải phẫu thuật để điều trị viêm khớp háng. Có nhiều trường hợp nghiêm trọng, để lại di chứng nặng nề. Dùng thuốc không đạt hiệu quả, trẻ cần phải thay khớp háng nhân tạo.

Trẻ cần được thăm khám để có phương pháp điều trị phù hợp

 

Ngoài việc tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, cha mẹ cần xây dựng cho trẻ một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý.

  • Thường xuyên bổ sung nhiều canxi, vitamin D và omega 3 để tốt cho xương khớp.

  • Bổ sung những thức ăn giàu vitamin từ rau xanh và trái cây.

  • Tạo cho trẻ thói quen vận động và tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường hệ miễn dịch.

  • Không nên cho trẻ vận động quá nhiều, không đứng hoặc ngồi lâu một chỗ. Hạn chế lên xuống cầu thang liên tục vì có thể gây ảnh hưởng đến xương khớp.

Cha mẹ cần thường xuyên theo dõi sức khỏe của trẻ tại nhà và đưa bé đi khám ngay nếu có biểu hiện đau nhức khớp háng hoặc tái phát lại do chấn thương, vận động quá mức.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top