✴️Triệu chứng bệnh lồng ruột ở trẻ

Lồng ruột là bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ nhỏ có thể là do viêm nhiễm hoặc mắc bệnh ở đại tràng. Thông qua các triệu chứng bệnh lồng ruột ở trẻ dưới đây, cha mẹ sẽ phát hiện và điều trị kịp thời bệnh cho trẻ.

 

Triệu chứng bệnh lồng ruột ở trẻ em

Các triệu chứng bệnh lồng ruột ở trẻ rất dễ nhầm lẫn với các rối loạn tiêu hóa khác nên nhiều cha mẹ chủ quan không phát hiện sớm bệnh. Tuy nhiên nếu để ý kĩ, trẻ bị bệnh lồng ruột sẽ có các dấu hiệu sau:

Khóc thét từng cơn

Bình thường trẻ đang ăn, chơi đột nhiên khóc thét từng cơn, trong cơn khóc, trẻ ưỡn người, bỏ bú, khóc kéo dài sau đó nằm yên 10-15 phút lại tỉnh dậy, bú một ít rồi lại khóc tiếp.

Triệu chứng bệnh lồng ruột ở trẻ thường gặp là bỗng dưng quấy khóc, nôn trớ...

Triệu chứng bệnh lồng ruột ở trẻ thường gặp là bỗng dưng quấy khóc, nôn trớ…

 

Xảy ra tình trạng này là do trẻ bị đau bụng dữ dội khi bị bệnh lồng ruột. Trẻ khóc nhiều dẫn tới mệt, mặt trắng bệch, lưng cong ưỡn lên, hai tay nắm chặt, chân co lại hay đạp lung tung.

Nôn mửa

Sau khi quấy khóc trẻ bắt đầu có biểu hiện nôn mửa. Lúc đầu trẻ nôn ra thức ăn chưa kịp tiêu hó hết. Tới giai đoạn sau trẻ nôn ra mật xanh vàng, sau đó nôn ra dịch dạng phân.

Đi ngoài ra máu

Khi trẻ bị lồng ruột sẽ có biểu hiện đi ngoài ra phân có chất nhầy giống hoặc có máu đỏ sẫm như máu.

Bụng căng cứng, nổi cục

Khi trẻ nằm yên, sờ tay vào dưới bụng phải hoặc trên rốn có thể thấy một khối nổi lên, trơn nhẵn, không cứng, đó là khối lồng của ruột. Lúc trẻ mới bị lồng ruột, nếu sờ vào hố chậu bên phải thì thấy rỗng vì ruột ở đây đã chui vào khối lồng rồi.

Trẻ bị bệnh lồng ruột còn có triệu chứng bụng căng cứng, sờ thấy cục...

Trẻ bị bệnh lồng ruột còn có triệu chứng bụng căng cứng, sờ thấy cục…

 

Ngoài 4 triệu chứng chính trên, nếu trẻ bị lồng ruột còn thấy các triệu chứng khác như  sốt, tắc ruột, viêm phúc mạc, đại tiện ra máu, nôn ra phân, trẻ lờ đờ, da xanh tái, bụng chướng. Lúc này cha mẹ cần đưa bé tới ngay các cơ sở y tế, bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời bệnh.

 

Cách điều trị bệnh lồng ruột cho trẻ

Lồng ruột ở trẻ là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, do đó khi thấy trẻ có những triệu chứng trên, các mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đi bệnh viện kiểm tra.

  • Nếu bị lồng ruột, trẻ sẽ được tháo lồng bằng hơi, nghĩa là bằng cách đặt một ống thông nhỏ vào lòng trực tràng.
  • Nếu trẻ được đưa đến quá muộn thì thường cần phải phẫu thuật để tháo khối ruột lồng. Lúc này đoạn ruột lồng đã chui sâu vào nhau gây sưng nề, tắc nghẽn mạch máu và hoại tử. Các bác sĩ phải phẫu thuật để cắt đoạn ruột đó.

Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị bệnh lồng ruột ở trẻ giai đoạn nặng

Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị bệnh lồng ruột ở trẻ giai đoạn nặng.

 

Bệnh lồng ruột ở trẻ có thể tái phát ngay cả sau khi đã được điều trị. Do vậy trẻ cần phải ở lại bệnh viện để được theo dõi trong vòng 1 – 2 ngày. Trẻ có thể xuất viện khi đã ăn uống và đại tiện bình thường trở lại.

Lồng ruột là một dạng bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ có diễn biến nhanh với nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, các bậc cha mẹ cần lưu ý phát hiện sớm bệnh thông qua các triệu chứng bệnh lồng ruột ở trẻ để kịp thời điều trị đúng cách, hiệu quả.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top