Vaccin sởi đã cứu sống khoảng 17 triệu trẻ em kể từ năm 2000

Nội dung

Theo số liệu vừa mới thông báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Cơ quan Phòng chống và Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), những nỗ lực trên toàn cầu trong việc tiêm chủng cho trẻ em chống lại bệnh sởi đã cứu sống được trên 17 triệu trẻ em kể từ năm 2000.

Sởi là một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất đã từng được biết tới. Một người mắc bệnh sởi có khả năng lây nhiễm tới 90% cho những người chưa được miễn dịch mà người này có tiếp xúc. Mặc dù ít khi gây tử vong nhưng bệnh có thể khiến trẻ dễ bị tổn thương.

 

Vào năm 2001, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Cơ quan Phòng chống và Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), Hội chữ thập đỏ Hoa Kỳ, Liên hợp quốc (UN) và Quỹ Nhi đồng liên hợp quốc (UNICEF) đã phát động chiến dịch chống lại bệnh sởi và rubella. Mục tiêu của chương trình là giảm tỷ lệ tử vong tới 95% vào năm 2015 và loại bỏ căn bệnh sởi khỏi 5 trên 6 khu vực vào năm 2020.

Kể từ năm 2000, tổng số tử vong hàng năm do bệnh sởi giảm từ 550,000 ca xuống chỉ còn hơn 110,000 ca vào năm 2014; tỷ lệ tử vong giảm từ 146 ca tử vong trên 1 triệu người xuống còn 40 ca trên một triệu người ở cùng thời điểm.

Văn phòng WHO đã ghi nhận một chiến dịch tiêm vaccin quy mô lớn diễn ra tại cộng hòa dân chủ Công gô và Nigeria đã làm giảm các ca mắc sởi trên toàn châu Phi. Các ca nhiễm bệnh giảm từ hơn 170,000 vào năm 2013 xuống dưới 75,000 vào năm 2014. Tỷ lệ nhiễm bệnh cũng giảm ở khu vực Đông Nam Á.

 

Tiến độ bị trì hoãn

Tuy nhiên không phải mọi việc đều diến biến thuận lợi.

Số lượng trẻ chỉ tiêm 1 liều vaccin sởi đầu tiên cao hơn rất nhiều so với số trẻ được tiêm chủng liều thứ hai là liều cần thiết để duy trì đáp ứng miễn dịch. Chỉ một nửa số trẻ em trên thế giới được tiêm liều khuyến cáo thứ hai.

WHO nói rằng số trẻ được tiêm một hoặc cả hai liều vaccin đã tăng lên nhưng tiến độ thực hiện khá chậm chạp trong những năm vừa qua.

Trong vòng 10 năm đầu của thế kỷ mới, việc tiếp cận với chủng ngừa bằng vaccin đã tăng lên tới 13%. Nhưng kể từ đó nó vẫn không hề thay đổi.

Những con số này cho thấy rằng việc loại trừ bệnh sởi đang ở trong giai đoạn cấp thiết. Vào năm trước, một vài dịch bệnh đã nổ ra ở Trung Quốc, Philippin, Việt Nam, Somali, Ethiopia và Nga.

 

Vấn đề cấp thiết

 

Karen Mah, một phát ngôn viên của chương trình đẩy lùi dịch bệnh sởi và rubella của UNICEF đã chỉ ra một số vấn đề nhức nhối đã làm trì hoãn việc sử dụng vaccin sởi, quai bị, rubella hoặc vaccin 3 trong 1 MMR.

Bà lưu ý rằng ở những quốc gia có hệ thống y tế yếu kém, việc tiêm phòng sởi 2 mũi cho trẻ là một việc cực kỳ khó khăn. Ở một số quốc gia khác, như Ethiopia, Ấn Độ, Trung Quốc và Nigeria, số lượng trẻ em không lồ lại đặt ra thách thức không nhỏ.

Những năm gần đây, người ta đã thấy được những xung đột chủ yếu với số lượng lịch sử của những người tị nạn. Những xung đột và các trại tỵ nạn được lập ra đã tạo điều kiện cho việc lây lan bệnh dịch. Tuy nhiên, những trại tập trung này cũng giúp các nhóm bác sỹ tình nguyện có thể chủng ngừa cho nhiều người ở cùng một nơi.

Mah cho biết: “Khi cuộc khủng hoảng này diễn ra, UNICEF và những cơ quan hỗ trợ khác đã nhanh chóng di chuyển tới nơi và cung cấp vaccin phòng bệnh sởi cho họ, để làm giảm thiểu khả năng truyền nhiễm và các biến chứng hoặc tử vong bởi điều kiện sống ở các trại tỵ nạn là rất thuận lợi cho sự lây lan của dịch sởi.”

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top