Thừa cân và béo phì được WHO - tổ chức y tế thế giới định nghĩa là sự tích tụ chất béo bất thường hoặc quá mức có thể làm giảm sức khỏe.
Chỉ số khối cơ thể (BMI) là một chỉ số đơn giản về cân nặng theo chiều cao thường được sử dụng để phân loại thừa cân và béo phì ở người trưởng thành.
Thừa cân là chỉ số BMI lớn hơn hoặc bằng 25 và béo phì là chỉ số BMI lớn hơn hoặc bằng 30.
Đối với trẻ em dưới 5 tuổi: Thừa cân là cân nặng theo chiều cao lớn hơn 2 độ lệch chuẩn trên trung bình. Tiêu chuẩn tăng trưởng trẻ em của WHO; và béo phì là cân nặng theo chiều cao lớn hơn 3 độ lệch chuẩn trên trung bình Tiêu chuẩn tăng trưởng trẻ em của WHO.
Trẻ em từ 5 - 18 tuổi: Thừa cân là BMI theo tuổi lớn hơn 1 độ lệch chuẩn trên trung bình tham chiếu tăng trưởng của WHO; và béo phì lớn hơn 2 độ lệch chuẩn trên trung bình trên tham chiếu tăng trưởng của WHO.
BMI tăng là một yếu tố nguy cơ chính đối với các bệnh không truyền nhiễm như:
Thừa cân ở trẻ em có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh béo phì, tử vong sớm và tàn tật ở tuổi trưởng thành cao hơn. Nhưng ngoài việc tăng nguy cơ trong tương lai, trẻ béo phì còn gặp khó khăn về hô hấp, tăng nguy cơ gãy xương, tăng huyết áp, các dấu hiệu sớm của bệnh tim mạch, kháng insulin và ảnh hưởng tâm lý.
Phác đồ chẩn đoán và điều trị béo phì (Bộ Y Tế)
Sự khởi phát sớm hơn của bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim và mạch máu, trầm cảm liên quan đến tình trạng béo phì ở trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn. Người béo phì càng lâu thì các yếu tố nguy cơ liên quan đến béo phì càng trở nên đáng kể. Các bệnh mãn tĩnh có liên quan đến béo phì khó điều trị. Chính vì thế, việc phòng ngừa là vô cùng quan trọng. Ngăn ngừa béo phì sẽ hạn chế nguy cơ:
Tập trung ngăn ngừa nguy cơ béo phì và tập thói quen sống lành mạnh có thể làm chậm hoặc ngăn chặn sự phát triển của các bệnh trên. Để giúp người bệnh có thể thành công hơn trong ngăn chặn và cải thiện tình trạng béo phì, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương đã thành lập phòng khám tư vấn và điều trị giảm cân