Nguyên nhân gây đau mắt cá chân

Nguyên nhân gây đau mắt cá chân

Viêm khớp: Viêm khớp ít xảy ra ở mắt cá chân hơn so với các khớp khác, nhưng có thể gây đau mắt cá chân. Sụn ​​mắt cá chân có thể bị rách và thường gây đau đớn. Viêm khớp tại mắt cá phổ biến nhất ở những bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp hoặc ở những bệnh nhân đã từng bị chấn thương khớp mắt cá. Vùng chạm trước là một khu vực đặc biệt của khớp dễ bị tổn thương do kết quả của sự hình thành gai xương.

Bong mắt cá chân: Bong mắt cá gây tổn thương dây chằng quanh mắt cá chân. Bong gân có thể gây ra đau mắt cá đáng kể, cũng như gây sưng và cảm giác khớp khó vận động. Bong mắt cá chân cao là một loại chấn thương dây chằng đặc biệt tại cho mắt cá chân. Trong bong gân mắt cá chân cao, các dây chằng trên cùng của khớp bị tổn thương. Cách điều trị cho bong gân mắt cá chân cao cũng khác với bong bóng mắt cá chân bình thường.

Viêm dây chằng: Viêm dây chằng có thể xảy ra ở bất cứ dây chằng nào xung quanh khớp và gây đau mắt cá. Viêm dây chằng xảy ra khi các dây chằng, phần kết nối giữa cơ và xương bị kích thích và viêm. Viêm dây chằng chày sau gây đau mắt cá ở phần bên trong khớp và, nếu không được điều trị, có thể dẫn đến các vấn đề lớn khi bước đi. Viêm gân Achilles gây đau mắt cá ở phía sau khớp. Đây là loại viêm gân phổ biến nhất quanh khớp mắt cá.

Gãy mắt cá chân: Gãy mắt cá là một loại gãy xương thường gặp. Có nhiều loại gãy mắt cá khác nhau và mỗi loại đều phải được điều trị riêng. Một số tình trạng gãy mắt cá có thể được điều trị tương tự như bong gân, trong khi những trường hợp khác cần  phải phẫu thuật.

Tổn thương sụn: Sụn khớp của mắt cá dễ bị tổn thương nếu bong gân mắt cá chân kéo dài, gãy xương hoặc một loại tổn thương do chấn thương khác. Chấn thương sụn có thể chỉ xảy ra tại một vùng khu trú hoặc lan ra gây viêm toàn bộ vùng mắt cá chân.

Gout: Gout là nguyên nhân hiếm gặp gây đau mắt cá chân. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân có chẩn đoán bệnh gout, nó phải được coi là nguyên nhân gây ra các trường hợp đau mắt cá chân.

 

Triệu chứng

Nếu bạn không chắc nguyên nhân gây đau mắt cá chân hoặc nếu bạn không biết các khuyến cáo điều trị cụ thể cho tình trạng của bạn, hãy tìm sự chăm sóc y tế. Điều trị đau mắt cá phải tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây đau mắt cá chân. Một số dấu hiệu cho thấy bạn nên đến gặp bác sỹ bao gồm:

  • Không thể đi bộ thoải mái ở bên chân bị ảnh hưởng
  • Tổn thương gây ra biến dạng quanh khớp
  • Đau mắt cá chân xảy ra vào ban đêm hoặc khi nghỉ ngơi
  • Đau mắt cá chân đau kéo dài hơn vài ngày
  • Không thể gập cổ chân
  • Sưng khớp hoặc vùng bắp chân
  • Các dấu hiệu nhiễm trùng, bao gồm sốt, đỏ da và / hoặc da ấm
  • Bất kỳ triệu chứng bất thường khác

 

Tổng quan điều trị

Điều trị phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên nhân của vấn đề. Do đó, điều quan trọng là bạn phải hiểu nguyên nhân gây ra các triệu chứng của bạn trước khi bắt đầu điều trị. Nếu bạn không chắc chắn về chẩn đoán hoặc mức độ nghiêm trọng của bệnh, hãy hỏi ý kiến bác sỹ trước khi bắt đầu kế hoạch điều trị. Một số phương pháp điều trị phổ biến cho đau mắt cá được liệt kê dưới đây. Không phải tất cả các phương pháp điều trị đều phù hợp với mọi tình trạng, nhưng chúng có thể hữu ích trong tình huống của bạn.

Điều trị bảo tồn

Nghỉ ngơi: Loại điều trị đầu tiên đối với hầu hết các tình trạng đau mắt cá thông thường đơn giản là nghỉ ngơi và để tình trạng viêm cấp tính giảm dần. Thường thì đây là bước duy nhất cần để giảm đau mắt cá chân. Nếu các triệu chứng nghiêm trọng, dùng nạng có thể sẽ giúp ích.

Kéo giãn cơ: Kéo giãn các cơ, gân, và dây chằng quanh khớp có thể giúp ích cho một số nguyên nhân gây đau mắt cá. Nên thực hiện kéo giãn cơ đều đặn theo hàng ngày.

Chườm đá hoặc ấm: túi chườm đá và túi chườm ấm là một trong những phương pháp điều trị phổ biến nhất cho đau mắt cá chân.

Thay đổi giày dép, dụng cụ chỉnh hình và nẹp: Tùy thuộc vào loại thương tích, thay đổi giày dép, nẹp, hoặc dụng cụ chỉnh hình có thể sẽ giúp ích cho bạn. Tùy từng loại chấn thương cụ thể và nguyên nhân gây ra tình trạng này sẽ xác định loại thay đổi mà bạn cần phải thực hiện

Điều trị ở mức độ trung bình

Vật lý trị liệu: Vật lý trị liệu là một khía cạnh quan trọng trong điều trị hầu hết các vấn đề chỉnh hình. Các chuyên gia vật lý trị liệu sẽ sử dụng các phương thức khác nhau để giúp bạn tăng cường sức mạnh, lấy lại khả năng vận động và trở lại trạng thái trước khi bị thương.

Thuốc chống viêm: Thuốc chống viêm không steroid, thường được gọi là NSAIDs, là một trong những loại thuốc được kê toa nhất, đặc biệt đối với những bệnh nhân bị đau mắt cá do các vấn đề như viêm khớp và viêm gân.

Điều trị xâm lấn

Tiêm cortisone: Cortisone là một loại thuốc mạnh để điều trị viêm, và viêm là một vấn đề phổ biến ở bệnh nhân đau mắt cá chân. Thảo luận về những lợi ích có thể có của việc tiêm cortisone với bác sỹ của bạn

Phẫu thuật: phẫu thuật có thể là một lựa chọn điều trị cho một số dạng đau mắt cá chân. Phẫu thuật viên sẽ tạo ra những vết cắt nhỏ, đưa các camera nhỏ vào bên trong khớp để điều chỉnh hoặc loại bỏ

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top