Cây ké hoa đào mọc hoang khắp nơi ở nước ta. Còn thấy mọc ở Trung Quốc, Malaixya… Người ta dùng toàn cây hoặc lá phơi khô hay dùng tươi. Thu hái tốt nhất vào các mùa hạ và mùa thu.
Bộ phận dùng: Dùng toàn cây
Kết quả thử nghiệm in vitro cho thấy cao chiết ethanol từ các loại rễ ké hoa đào, đặc biệt là rễ tơ thủy canh, có tác dụng ức chế enzym α-glucosidase.
Tính vị: Vị cay ngọt, tính bình.
Quy kinh: 2 kinh Phế, Tỳ.
Công dụng:
Trừ phong lợi thấp, thanh nhiệt giải độc.
Dùng chữa cảm mạo phát sốt, phong thấp đau nhức, lỵ tật (bệnh lỵ), thủy thũng, lâm bệnh (tiểu tiện nhỏ giọt), bạch đới (khí hư, huyết trắng), thổ huyết, ung thũng, ngoại thương xuất huyết.
Cây tươi: 40-80g
Cây khô: 20-40g
Cách dùng:
Dùng trong sắc uống
Dùng ngoài giã đắp
Chữa cảm mạo: Dùng rễ cây ké hoa đào 24g, sắc nước uống trong ngày.
Chữa viêm họng: Dùng rễ cây ké hoa đào 60g, sắc lấy nước, dùng để ngậm và súc miệng; có thể uống thêm nước sắc, liều lượng nhiều ít tùy tình trạng bệnh.
Chữa ho ra máu: Dùng búp và lá non ké hoa đào 30-60g, rửa sạch, thái nhỏ, thịt lợn nạc lượng thích hợp, hầm lên ăn mỗi ngày 1 lần.
Chữa kiết lỵ: Dùng ké hoa đào 20-40g, phối hợp với ba chẽ 10g; sắc nước uống.
Chữa phong thấp viêm khớp xương đau nhức: Dùng rễ cây ké hoa đào 30-60g, sắc nước uống trong ngày.
Chữa viêm thận, phù thũng: Dùng rễ ké hoa đào 30-60g, sắc nước uống ngày 2 lần.
Chữa rong huyết: Dùng ké hoa đào 20-40g, phối hợp với mần tưới, chỉ thiên, mã đề – mỗi thứ 10-15g; sắc nước uống.
Chữa khí hư: Dùng rễ hoặc cành lá ké hoa đào 20-40g, phối hợp với chua ngút, bòng bong lá to – mỗi thứ 10-15g; sắc nước uống trong ngày.
Chữa mụn nhọt lở loét, mưng mủ: Dùng rễ cây ké hoa đào giã nát đắp.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh