THÀNH PHẦN
Triamcinolone acetonide....................................................... 0,005 g
Tá dược............................................................................... vừa đủ 5 g
(Carboxymethylcellulose sodium, Polysorbate 80, Glycerin, Propylene glycol, Methyl hydroxybenzoate, Propyl hydroxybenzoate, màu xanh Indigo carmin, màu vàng Tartrazin, nước tinh khiết)
DƯỢC LỰC HỌC
Triamcinolone acetonide là một glucocorticoid tổng hợp có tác dụng chống viêm, chống dị ứng, ức chế miễn dịch.
DƯỢC ĐỘNG HỌC
Triamcinolone được hấp thụ tốt khi dùng ngoài. Đặc biệt khi dùng thuốc trên diện rộng hoặc dưới lớp gạc băng kín hay vùng da bị tổn thương, thuốc có thể được hấp thụ với lượng đủ để gây tác dụng toàn thân.
Triamcinolon được phân bố vào tất cả các mô trong cơ thể (cơ, gan, da, ruột, thận...), qua được hàng rào nhau – thai và tiết vào sữa một lượng nhỏ. Triamcinolone liên kết được với albumin huyết tương.
Chuyển hóa chủ yếu ở gan, một phần ở thận và bài tiết qua nước tiểu.
CHỈ ĐỊNH
Dùng ngoài: các bệnh ngoài da đáp ứng với steroid.
Các chứng viêm đau ở miệng, lợi và môi.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Quá mẫn với thành phần của thuốc.
Nhiễm nấm, nhiễm virus, nhiễm khuẩn ở miệng và họng.
CÁCH DÙNG – LIỀU DÙNG
Thoa thuốc lên vùng bị tổn thương trước khi đi ngủ. Tùy thuộc vào tính chất nghiêm trọng của các triệu chứng, có thể dùng 2– 3 lần/ngày.
TÁC DỤNG PHỤ
Nếu điều trị kéo dài có thể gây suy thượng thận, tăng huyết áp, phù, giảm kali huyết, thay đổi chuyển hóa đường, dị hóa protein.
Ngừng sử dụng thuốc và thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
THẬN TRỌNG
Khi dùng thuốc trên diện rộng hoặc dưới lớp gạc băng kín hay vùng da bị tổn thương, thuốc có thể được hấp thụ với lượng đủ để gây tác dụng toàn thân. Không băng kín vết thương chảy dịch đang dùng thuốc.
Ngừng sử dụng thuốc nếu có kích ứng da hoặc viêm da tiếp xúc.
Không sử dụng thuốc trên mắt.
Dùng thuốc thận trọng ở người bệnh thiểu năng tuyến giáp, xơ gan, viêm loét đại tràng không đặc hiệu, người có nguy cơ loét dạ dày, bệnh tiểu đường, bệnh nhân lao.
Phụ nữ có thai: Chỉ sử dụng khi thật cần thiết.
TƯƠNG TÁC
Barbiturat, Phenytoin, Rifampicin, Rifabutin, Carbamazepin, Primidon và Aminoglutethimid làm tăng chuyển hóa, thanh thải Corticosteroid, gây giảm tác dụng điều trị.
Corticosteroid đối kháng tác dụng của các thuốc hạ đường huyết (gồm cả insulin), thuốc hạ huyết áp và lợi tiểu. Tác dụng giảm kali huyết của các thuốc sau đây tăng lên: Acetazolamid, lợi tiểu thiazid, Carbenoxolon.
Dùng đồng thời với các thuốc chống đông máu cumarin làm tăng tác dụng của thuốc chống đông máu. Cần kiểm tra thời gian đông máu hoặc thời gian prothrombin để tránh chảy máu tự phát.
Corticosteroid làm tăng sự thanh thải salicylat.
Để tránh tương tác thuốc, thông báo cho bác sỹ hoặc dược sỹ về những thuốc đang sử dụng.
QUÁ LIỀU
Corticosteroid sau khi bôi lên da có thể được hấp thụ với lượng đủ để tạo nên những tác động toàn thân như ức chế trục hạ đồi– tuyến yên– tuyến thượng thận, hội chứng Cushing, tăng đường huyết, tăng đường niệu. Để đánh giá sự ức chế trục hạ đồi– tuyến yên– tuyến thượng thận cần phải làm thử nghiệm nước tiểu không có cortisol, thử nghiệm kích thích ACTH. Nếu có ức chế trục hạ đồi– tuyến yên– tuyến thượng thận, cần phải ngưng ngay sử dụng thuốc, giảm tần số dùng hoặc thay thế bằng một loại steroid yếu hơn. Có thể sử dụng các Corticosteroid toàn thân bổ sung nếu xảy ra các dấu hiệu và triệu chứng của việc ngưng dùng steroid.
BẢO QUẢN
Nơi khô (độ ẩm ≤ 70%), nhiệt độ ≤ 30ºC, tránh ánh sáng
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh