THÀNH PHẦN
Hoạt chất: Amlodipin besilat
Mỗi viên nén chứa amlodipin besilat tương đương với 5 mg amlodipin.
CHỈ ĐỊNH
Tăng huyết áp
Amlodipin được chỉ định điều trị đầu tay trong bệnh tăng huyết áp và có thể sử dụng đơn độc để kiểm soát huyết áp ở phần lớn các bệnh nhân. Những bệnh nhân không có đáp ứng tốt với một thuốc điều trị tăng huyết áp đơn độc khác (ngoài amlodipin) có thể có đáp ứng tốt hơn khi bổ sung thêm amlodipin, sử dụng phối hợp với thuốc lợi tiểu Thiazid, thuốc ức chế thụ thể α, thuốc ức chế thụ thể β hoặc thuốc ức chế men chuyền angiotensin.
Việc hạ huyết áp giúp làm giảm nguy cơ xảy ra biến cố tim mạch gây tử vong hoặc không gây tử vong, chủ yếu là đột quy và nhồi máu cơ tim. Những lợi ích này đã được quan sát thấy trong các thử nghiệm có kiểm soát của các thuốc điều trị tăng huyết áp thuộc các phân nhóm được lý khác nhau trong đó có viên nén amlodipine besilat.
Bệnh mạch vành
Amlodipin được chỉ định đề giảm nguy cơ tải phát bệnh mạch vành và sự cần thiết phải nhập viện do đau thắt ngực ở bệnh nhân bị bệnh mạch vành.
Đau thắt ngực ôn định mạn tính
Amlodipin được chỉ định điều trị đầu tay trong bệnh thiếu máu cơ tim, hoặc do sự tắc nghẽn cố định (đau thắt ngực ổn định) và/hoặc do sự co thắt của động mạch vành (đau thắt ngực Prinzmetal hay đau thất ngực biến thiên). Amlodipin có thê được sử dụng ngay cả khi chỉ có những triệu chứng lâm sàng gợi ý khả năng có co thắt mạch mặc dù khi đó vẫn chưa thể khẳng định được hoàn toàn là có co thất mạch hay không. Amlodipin có thé được sử dụng đơn độc như là đơn trị liệu, hoặc phối hợp với các thuốc chống đau thắt ngực khác ở nhữngbệnh nhân bị đau thắt ngực mà đã kháng trị với nitrat và/hoặc với các thuốc ức chế thụ thê beta đã dùng đủ liều.
CÁCH DÙNG – LIỀU DÙNG
Đối với tăng huyết áp và đau thắt ngực, liều khởi đầu thông thường là 5 mg amlodipine mỗi ngày một lần, có thể tăng lên đến liều tối đa là 10 mg mỗi ngày một lần tủy theo đáp ứng của mỗi bệnh nhân.
Với các bệnh nhân mắc bệnh mạch vành thì liều khuyến cáo là 5 mg đến 10 mg mỗi ngày một lần. Các nghiên cứu lâm sàng cho thay phan lớn bệnh nhân cản liều 10 mg
DƯỢC ĐỘNG HỌC
Không cần thiết phải điều chỉnh liều amlodipin trong trường hợp dùng đồng thời với các liều thiazid, các thuốc ức chế beta hay các thuốc ức chế men chuyển angiotensin.
Sử dụng ở người cao tuổi
Nên dùng theo liều bình thường. Khi dùng liều amlodipin như nhau đối với cả bệnh nhân cao tuổi và trẻ tuổi, quan sát thấy thuộc có khả năng dung nạp tốt tương đương nhau ở cả 2 nhóm tuổi.
Sử dụng ở trẻ em
Liều chỉ định điều trị tăng huyết áp dùng đường uống trên bệnhnhân nhi từ 6 tuổi là 2,5 mg đến 5 mg một lần mỗi ngày. Liều vượt quá 5 mg mỗi ngày chưa được nghiên cứu ở bệnh nhân nhi.
Chưa biết rõ hiệu quả của amlodipin trên huyết áp đối với bệnh nhân dưới 6 tuổi.
Sử dụng ở bệnh nhân suy giảm chức năng gan
Sứ dụng ở bệnh nhân suy thận
Có thể sử dụng amlodipin với liều bình thườngcho bệnh nhân suy thận. Sự thay đổi nồng độ amlodipin trong huyết tương không liên quan đến mức độ suy thận. Amlodipin không thể thẩm tách được.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Chống chỉ định Amlodipin ở những bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với các dihydropyridin hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Amlodipin là thuốc chẹn kênh calci dihydropyridin.
CẢNH BÁO VÀ THẬN TRỌNG
Sử dụng ở bệnh nhân suy tim:
Trong một nghiên cửu dài hạn có kiểm chứng bằng giả được (nghiên cứu PRAISE - 2) sử dụng amlodipin trên những bệnh nhân bị suy tim không do nguồn gốc thiếu máu, độ III và IV theo phân loại của Hiệp hội tìm mạch New York (New York Heart Association, NYHA), amlodipin được báo cáo là có liên quan tới sự gia tăng tỷ lệ phù phổi. Tuy nhiên không có sự khác biệt đáng kế về tý lệ bệnh nhân bị suy tìm trằm trọng lên ở nhóm amlodipin so với nhóm giả dược.
Sử dụng ö bệnh nhân suy giảm chức năng gan
Cũng giống như tất cả các thuốc chẹn kênh calci khác, thời gian bán thải của amlodipin bị kéo dài ở bệnh nhân suy giảm chức năng gan và liều khuyến cáo cho các bệnh nhân này vẫn chưa được thiết lập. Do đó, amlodipin cần phải được sử dụng thận trọng ở các bệnh nhân này.
Ảnh hướng trên khả năng sinh sản, phụ nữ có thai và cho con bú
Độ an toàn của amlodipin ở phụ nữ có thai và cho con bú chưa được thiết lập.
Amlodipin không gây độc trong các nghiên cứu trên hệ sinh sản của động vật, ngoại trừ việc làm chậm quá trình chuyên đạ và kéo dài thời gian đẻ ở chuột với một liêu cao gấp 50 lần liều khuyên cáo sử dụng tôi đa ở người. Do đó chỉ nên sử dụng amlodipin trong thời kỳ mang thai khi không có biện pháp thay thể nào an toàn hơn và khí bản thân bệnh chứa đựng sự rủi ro lớn hơn cho bà mẹ và phôi thai. Không thây có tác động lên khả năng sinhsan của chuột công được điều trị bằng amlodipine.
Ảnh hướng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc
Các kinh nghiệm lâm sàng với amlodipin đã cho thấy rằng thuốc hầu như không làm suy giảm khả năng lái xe và vận hành máy móc của bệnh nhân.
TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN
Amlodipin được dung nạp tốt ở các nghiên cứu lâm sảng có kiêm chứng bằng giả dược trên các bệnh nhân tăng huyếtáp hoặc đau thất ngực, tác dụng không mong muôn hay gặp nhất là:
Thường gặp, ADR > 1/100
Toàn thân: Phù cổ chân, nhức đầu, chóng mặt, đỏ bừng mặt và có cảm giác nóng, mệt mỏi, suy nhược.
Tuần hoàn: Đánh trống ngực.
Thần kinh trung ương: Chuột rút.
Tiêu hóa: Buồn nôn, đau bụng, khó tiêu.
Hô hấp: Khó thở.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Tuần hoàn: Hạ huyết áp quá mức, nhịp tim nhanh, đau ngực.
Da: Ngoại ban, ngứa.
Cơ, xương: Đau cơ, đau khớp.
Tâm thần: Rối loạn giấc ngủ.
Hiếm gặp, ADR < 1/1000
Tuần hoàn: Ngoại tâm thu.
Tiêu hóa: Tăng sản lợi.
Da: Nổi mày đay.
Gan: Tăng enzym gan (transaminase, phosphatase kiềm, lactat dehydrogenase).
Chuyển hóa: Tăng glucose huyết.
Tâm thần: Lú lẫn.
Miễn dịch: Hồng ban đa dạng.
Thông báo cho thầy thuốc các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
CÁC ĐẶC TÍNH DƯỢC LÝ HỌC
Đặc tính dược lực học
Amlodipin là thuốc chẹn dòng ion calci (thuộc chẹn kênh chậm hay chât đôi vận ion calci) và ức chê dòng ion calci qua màng tê bào vào trong các tê bào cơ tim và cơ trơn mạch máu.
Cơ chế hạ huyết áp của amlodipin là do tác dụng giãn trực tiếp cơ trơn mạch máu.
Cơ chế chính xác của amlodipin làm giảm đau thắt ngực vẫn chưa được xác định đây đủ, nhưng amlodipin làm giảm gánh nặng thiêu máu tông cộng do hai tác dụng sau:
Amlodipin làm giãn các tiểu động mạch ngoại vi và do đó làm giảm sức cản ngoại vi tổng cộng đối với tim (giảm hậu gánh). Do nhịp tim không thay đổi nên sự giảm gánh nặng này cho tim làm giảm tiêu thụ năng lượng và nhu câu oxy của cơ tim.
Cơ chế tác dụng của amlodipin cũng có thể bao gồm việc giãn các động mạch vành chính và các tiêu động mạch vành, cả ở vùng thiếu máu và vùng bình thường. Sự giãn mạch này làm gia tăng việc cung cấp oxy cho cơ tỉm ở những bệnh nhân bị co thắt động mạch vành (đau thắt ngực Prinzmetal hay đau thắt ngực biến thiên) và làm giảm các cơn co thắt mạch vành do hút thuốc lá.
Ở bệnh nhân tăng huyết áp liều một lần/ngày làm giảm đáng kể huyết áp trên lâm sàng ở cả tư thê năm và đứng trong suốt 24 giờ. Do đặc tính khởi đầu tác dụng chậm, nên amlodipin tránh được sự tụt huyết áp câp khi sử dụng.
Ở bệnh nhân bị đau thắt ngực, dùng một lần/ngày amlodipin làm tăng thời gian gắng sức tông cộng thời gian khởi đầu cơn đau thắt ngực và thời gian đoạn ST chênh xuống làm giảm cả tần suất cơn đau thắt ngực và giảm lượng nitroglycerin phải sử dụng.
Amlodipin không liên quan tới bất kỳ tác dụng bắt lợi nào về chuyển hóa hay những thay đổi về lipid máu và thích hợp đề sử dụng ở bệnh nhân bị hen, đái tháo đường và bị bệnh gut (gout).
Sử dụng ở bệnh nhân mắc bệnh mạch vành (CAD)
Tác dụng của amlodipin trên tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch, sự tiến triển của quá trình xơ vữa động mạch vành và động mạch cảnh đã được nghiên cứu thí nghiệm đánh giá tiến cứu, ngẫu nhiên tác động trên mạch máu.
Nghiên cứu đa trung tâm, ngẫu nhiên, mù đôi, có đối chứng bằng giả dược này gồm bệnh nhân CAD được xác định bằng phương pháp chụp mạch vành trong vòng 3 năm. Nhóm đối tượng nghiên cứu bao gồm các bệnh nhân đã có tiền sử bị nhồi máu cơ tim (MI, 45%), các bệnh nhân đã được nong mạch vành qua da (PTCA) ở lần khám đầu (42%), hoặc các bệnh nhân đã có tiền sử của bệnh đau thắt ngực (69%).
Mức độ trầm trọng của bệnh mạch vành được phân loại từ l mạch máu bị ảnh hưởng (45%) đến 3 mạch máu trở lên bị ảnh hưởng (21%). Các bệnh nhân bị tăng huyết áp mà không được kiểm soát (huyết áp tâm trương [diastolic blood pressure, DBP > 95 mmHg) bị loại ra khỏi nghiên cứu. Các biễn cố tim mạch được đánh giá bởi một hội đồng với các tiêu chí đánh giá được giữ kín. Mặc dù không có tác động rõ ràng lên sự tiến triển của các tổn thương ở động mạch vành. amlodipin lại kiềm chế sự tiến triển độ dày lớp áo giữa của động mạch cảnh, Ở nhóm bệnh nhân điều trị bằng amlodipin quan sát thấy có sự giảm đáng kế (- 31%) trên tiêu chí đánh giá kết hợp về tử vong đo các bệnh tim mạch, nhồi máu cơ tim, đột quy, nong mạch vành qua da. phẫu thuật bắc cầu mạch vành, nhập viện do cơn đau thắt ngực không ồn định và suy tim sung huyét (CHF) trầm trọng lên. Ty lệ thực hiện các thủ thuật tái thông mạch (nong mạch vành qua đa và phẫu thuật bắc cầu mạch vành) cũng giảm đáng kế (- 42%) ở nhóm điều trị bằng amlodipin. Các trường hợp nhập viện do cơn đau thất ngực không ồn định cũng ít hơn (- 32%) ở bệnh nhân điều trị bằng amlodipin so với nhóm dùng giả dược.
Hiệu quá của amlodipin trong việc ngăn ngừa các biến có trên lâm sàng ở những bệnh nhân bị bệnh mạch vành (CAD) đã được đánh giá trong một nghiên cứu độc lập, đa trung tâm ngẫu nhiên mù đôi có đối chứng bằng giả được trên 1997 bệnh nhân. Nghiên cứu này so sánh giữa amlodipin và enalapril trong việc hạn chế các biến cỗ do huyết khối (CAMELOT). Trong số các bệnh nhân này. 663 bệnh nhân được điều trị bằng amlodipine 5 mg đến 10 mg và 655 bệnh nhân dùng giả được, bên cạnh các điều trị tiêu chuẩn bao gồm các thuốc statin, thuốc chẹn beta thuốc lợi tiểu và aspirin trong 2 năm. Các kết quả cho thấy rằng việc điều trị bằng amlodipin có liên quan đến sự giảm các trường hợp phải nhập viện do cơn đau thắt ngực và giảm thực hiện thủ thuật tái thông mạch ở bệnh nhân bị bệnh mạch vành (CAD).
Tiêu chí đánh giả kết hợp về tim mạch (cardiovascular, CV) là tiêu chí đánh giá chính trong, nghiên cứu CAMELOT.
Thứ nghiệm điều trị phòng ngừa đau tim (Treatment to Prevent Heart Attack Trial - ALLHAT).
Một nghiên cứu ngấu nhiên, mù đôi về tỷ lệ mắc bệnh - tỷ lệ tử vong mang tên thử nghiệm. Điểu trị tăng huyết áp và giảm lipid máu để phòng ngừa đau tìm (ALLHAT) đã được thực hiện nhằm so sánh các liệu pháp sử dụng thuốc mới hơn: amlodipm 2.5 mg/ngày đến 10 mg/ngay (thuốc chẹn kênh calcï) hoặc lisinopril 10 mg/ngày đến 40 mg/ngày (thuốc ức chế men chuyển) được dùng như liệu pháp dầu tay so với thuốc lợi tiểu thiazid, chlorthalidon 12.5 mg/ngày đến 25 mg/ngày trên bệnh nhân tăng huyết áp vừa và nhẹ.
Tổng cộng 33357 bệnh nhân tăng huyết áp từ 55 tuổi trở lên được chọn ngẫu nhiên và theo dõi trong thời gian trung bình là 4.9 năm. Các bệnh nhân này đều có thêm ít nhất một yếu tố nguy cơ đối với bệnh mạch vành, bao gồm nhỏi máu cơ tìm hoặc đột quy trong > 6 tháng hoặc đã được ghi nhận là có các bệnh tim mạch liên quan đến vữa xơ động mạch (tổng cộng là 51,5%), tiểu dường týp 2, HDL-C < 35 mg/dL (high-densitylipoprotein, HDL-C) (11,6%), phì đại thất trái được chân đoán bởi điện tâm đỗ hoặc chụp vang siêu âm tim (20,9%), hiện tại đang hút thuốc lá (21,9%).
Tiêu chí đánh giá chính là tiêu chí kết hợp của bệnh mạch vành (CHD) gây tử vong và nhồi mau co tim (MI) không gây tử vong. Không có sự khác biệt có ý nghĩa trong tiêu chí đánh giá chính giữa nhóm điều trị amlodipin và nhóm điều trị chlorthalidon: RR 0,98; 95% CI (0,90-1,07]; p=0,65. Ngoài ra, không có sự khác biệt về tý lệ tử vong do mọi nguyên nhân giữa nhóm điều trị amlodipin và nhóm điều trị chlorthalidon: RR 0.96; 95% C1 [0,89-1.02]; p=0,20.
Sử dụng ở bệnh nhân suy tim
Các nghiên cứu về huyết động và các thử nghiệm lâm sàng có đối chứng, dựa trên hoạt động gắng sức ở các bệnh nhân bị suy tim từ độ II đến độ IV theo phân loại của NYHA (Hiệp hội tim mạch New York) đã cho thấy rằng amlodipin không gây ra sự suy giảm trên lâm sảng, được đo bởi khả năng dung nạp các hoạt động gắng sức, phân suất tổng máu thất trái và các triệu chứng lâm sàng.
Một nghiên cứu có đối chứng bằng gia dược (nghiên cứu PRAISE) được thiết kế nhằm đánh giá các bệnh nhân suy tim độ III-IV theo phân loại của NYHA, đang được điều trị bằng digoxin, thuốc lợi tiểu, và các thuốc ức chế men chuyền, đã cho thấy rằng không làm tăng nguy cơ tử vong hay tỷ lệ kết hợp tử vong và bệnh tật ở bệnhnhà tim.
Trong một nghiên cứu đài hạn có đối chứng bằng giả dược tiếp theo (nghiên cứu PRAISE-2) sử dụng amlodipin trên các bệnh nhân bị suy tim độ III và IV theo phân loại của NYHA, các bệnh nhân này không có các triệu chứng lâm sàng hay có các kết quả xét nghiệm khách quan gợi ý có bệnh thiếu máu cục bộ tiềm ân và đang dùng các liều ôn định của các thuốc ức chế men chuyển, trợ tim digitalis và thuốc lợi tiểu, kết quả cho thấy rằng amlodipin không có ảnh hướng dến tỷ lệ từ vong tổng cộng hay tỷ lệ tử vong do các bệnh tim mach. Véicling nhóm đối tượng nghiên cứu này, amlodipin được báo cáo có liên quan tới sự tăng các trường hợp phủ phổi, mặc dù không thấy có sự khác biệt đáng kẻ về tỷ lệ các bệnh nhân bị suy tim tram trọng lên giữa nhóm đùng amlodipin so với nhóm dùng giả dược.
Sử dụng ở bệnh nhân nhi (tuổi từ 6 đến 17)
Hiệu lực của amlodipin trên bệnh nhân nhỉ tăng huyết áp có độ mỗi từ 6 đến 17 đã dược chúng mình trong một nghiên cứu ngẫu nhiên, mù đôi, kéo đài 8 tuần, có đối chứng bằng giả được trên 268 bệnh nhân nhỉ bị tăng huyết áp. Tất cả các bệnh nhân được chỉ định ngẫu nhiên vào nhóm điều trị 2,5mg hoặc 5mg và theo dõi trong 4 tuần rồi sau đó dược chon ngẫu nhiên để tiếp tục dùng 2,5mg hoặc 5mg amlodipin hoặc giả dược trong 4 tuần tiếp theo. So sánh với lần khám ban đầu điều trị một lần một ngày với amlodipin 5mg làm giảm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương có ý nghĩa thống kê. Ở trường hợp dùng giả dược, huyết áp tâm thu tư thế ngồi giảm trung bình là 5,0 mmHg với amlodipine liều 5mg và 3,3 mmHg với liều amlodipin 2,5mg. Nghiên cứu từ các nhóm cho thấy bệnh nhân nhỉ nhỏ hơn (6 đến 13 tuổi) có kết quả tương đương như bệnh nhân nhỉ từ 14 đến 17 tuổi.
Đặc tính dược động học
Hấp thu
Sau khi uống các liều điều tri, amlodipin được hấp thu tốt với nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được vào khoảng 6 đên I2 giờ sau khi uông. Sinh khả dụng tuyệt đôi được ước lượng vào khoảng 64% - 80%. Thể tích phân bố xấp xi 21 L/kg. Sự hấp thu amlodipine không bị ảnh hưởng bởi thức ăn.
Các nghiên cứu in vitro cho thấy khoảng 97,5% amlodipin trong tuần hoàn gắn với protein huyết tương.
Chuyển hoá/thải trừ
Thời gian bán thải trong huyết tương của amlodipin nằm trong khoảng từ 35 đến 50 giờ và phù hợp với liều dùng thuốc một lần hàng ngày. Nông độở trạng thái hằng định trong huyết tương đạt được sau 7 đến 8 ngày dùng thuốc liên tục.
Amlodipin được chuyển hóa phần lớn tại gan thành các chất chuyển hóa không có hoạt tính với 10% chất ban đầu và 60% chất chuyên hóa được đào thải qua nước tiểu.
Sử dụng ở người cao tuổi
Thời gian đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương của amlodipin là giống nhau giữa người cao tuổi và người trẻ. Tuy nhiên độ thanh thải của amlodipin có khuynh hướng giảm sự gia tăng của diện tích dưới đường cong (AUC) và thời gian bán thải ở các cao tuổi.
Diện tích dưới đường cong và thời gian bán thải cũng tăng lên ở các bệnh nhân bị suy tim sung huyết (CHF).
Sử dụng ở trẻ em
Trong một nghiên cứu lâm sảng tiếp cận thường xuyên, 73 bệnh nhân nhi từ 12 tháng tuổi cho đến nhỏ hơn hoặc bằng 17 tuôi bị tăng huyết áp dùng amlodipin trung bìnhmỗi ngày là 0,17 mg/kg. Độ thanh thải ở các bệnh nhân nhỉ này với thê trọng trung bình 45kg lần lượt là 23,7 L/giờ và 17,6 L/giờ đối với nam và nữ. Độ thanh thải này cũng năm trong giới hạn tương tự như đánh giá được công bố ở người lớn thể trọng 70kg là 24,8 L/giờ.
Thể tích phân bố được ước tính trung bình là 1130 L (25,11 L/kg) ở bệnh nhân thé trong 45kg. Hiệu lực duy tri huyết áp trong khoảng thời gian 24 giờ giữa các liều được quan sát thấy có rât ít sự khác nhau về dao động cực đại và cực tiêu. Khi so sánh với dược động học ở người lớn, các thông số trong nghiên cứu này cho thấy liều dùng một lần mỗi ngày là thích hợp.
BẢO QUẢN
Bảo quản dưới 30ºC, tránh ẩm.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh