Lưu ý những trường hợp không nên uống nước cam

Cam là loại quả dinh dưỡng rất cao, có tác dụng bổ dưỡng sức khỏe và tăng cao sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên, cam còn có những tác dụng phụ sẽ không phù hợp với một số người.

Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng

Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng hay viêm tuyến tụy không nên uống nước cam. Bởi trong nước cam chứa axit, các chất hữu cơ làm tăng axit trong dạ dày, gây chứng ợ nóng và khiến tình trạng viêm loét thêm trầm trọng.

 

Người có bệnh tiêu hóa

Nếu uống nước cam quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến hệ tiêu hóa, gây tiêu chảy.

 

Người vừa phẫu thuật

Trong nước cam phần lớn chứa axit citric tương đối cao, và tồn tại dưới dạng muối natri citrat đây là chất thường dùng để chống đông máu vì thế chất này sẽ tạo phức với ion Ca ++ làm cản trở quá trình thrombin và prothrombinase đây là những yếu tố quan trọng tham gia quá trình đông máu.

Do vậy, những người sau phẫu thuật về dạ dày, ruột...( đường tiêu hóa) có các vết mổ chưa hồi phục hay các vết thương có thể bị viêm loét nguy cơ bị xuất huyết nên các bạn hãy thận trọng ăn cam quýt để tránh hiện tượng chảy máu ở chỗ vết thương.

 

Người đang uống thuốc đặc biệt là thuốc kháng sinh

Khi đang uống thuốc kháng sinh thì nước cam không phải là sự lựa chọn tốt vì trong nước cam chứa phần lớn là axit một chất tương tự như naringin, chất này làm bất hoạt hai men vận chuyển CYP3A4 và OATP1A2 thuốc sẽ khó hấp thu đầy đủ và có thể làm phá vỡ cấu trúc hóa học của thuốc, khi đó thuốc kháng sinh sẽ không còn tác dụng kháng khuẩn, bệnh nhân có nguy cơ nhiễm khuẩn kéo dài.

 

Người bị thận, bị bệnh đường tiêu hóa và bệnh phổi

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, ăn ba cam mỗi ngày là đủ để đáp ứng nhu cầu vitamin C của cơ thể. Ăn quá nhiều cam có thể sẽ dẫn đến việc tiêu thụ quá nhiều vitamin C và tăng acid oxalic chuyển hóa trong cơ thể, điều này sẽ dẫn đến sỏi tiết niệu và sỏi thận. Hơn nữa, ăn quá nhiều cam cũng có hại cho răng và miệng.

 

Người vừa uống sữa xong

Protein trong sữa sẽ phản ứng với axit tartaric và vitamin C có trong cam, nó không chỉ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn mà còn có thể gây ra tình trạng chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy… Do vậy nên uống sữa trước hoặc sau khi bạn đã ăn cam một giờ trở ra.

Tuy nhiên, ngoài những trường hợp trên không nên uống nước cam thì nước cam lại có tác dụng rất tốt cho sức khỏe của hầu hết mọi người, đặc biệt giúp người già cải thiện trí nhớ.

Các nhà khoa học cho rằng kết quả này có được là do một loại chất tự nhiên có rất nhiều trong nước cam – flavonoids. Cụ thể, chất này giúp nâng cao trí nhớ bằng cách kích hoạt các đường tín hiệu trong hồi hải mã, một bộ phận của não bộ có chức năng hỗ trợ học tập và lưu trữ thông tin.

Tuy nhiên, các nhà khoa vẫn chưa giải thích được rõ ràng về cơ chế này. Về cơ bản, họ cho rằng, flavonoids giúp máu lưu thông dễ dàng hơn, bảo vệ các nơ-ron thần kinh khỏi sự oxi hóa, đồng thời tăng cường khả năng truyền tải thông tin của các nơ-ron đó.

Một đội nghiên cứu tới từ đại học Reading đã yêu cầu 37 tình nguyện viên mạnh khỏe uống 500 ml nước cam mỗi ngày trong 8 tuần. Kết quả, những tình nguyện viên đó, bao gồm 24 phụ nữ và 13 người đàn ông trong độ tuổi từ 60 đến 81, đều cho thấy sự cải thiện đáng kể về chức năng của não bộ.

Trí nhớ, phản xạ và khả năng nói trôi chảy được đo ở đầu và cuối cuộc thí nghiệm. Mỗi người tham gia đều được chấm một số điểm riêng gọi là 'chức năng nhận thức tổng thể'. Chỉ trong vòng chưa đến hai tháng, số điểm này của họ đã tăng đến 8%.

Một nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra, ngoài nước cam thì việt quất cũng là một loại quả chứa nhiều flavonoids.

Đây được cho là nghiên cứu đầu tiên chỉ ra rằng uống nước cam có thể cải thiện trí não ở người già. Tác giả cuộc nghiên cứu, Tiến sĩ Daniel Lamport đến từ khoa tâm lý học của trường Reading cho biết: 'Dân số thế giới đang già đi một cách nhanh chóng. Các tính toán cho thấy số người trên 60 tuổi sẽ tăng gấp 3 lần vào năm 2100. Vì vậy cần phải có những biện pháp đơn giản, tiết kiệm chi phí để cải thiện chức năng nhận thức ở tuổi già'.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top