4 yếu tố cha mẹ nên lưu ý khi cho bé bắt đầu phương pháp BLW
*Các bé có ít nhất 6 tháng bú mẹ hoàn toàn: các bé bú mẹ hoàn toàn
*Bé có sự phát triển rõ của hệ vận động như khả năng ngồi chống đỡ khá vững, kĩ năng phát triển vận động cầm nắm, hay có sự hứng thú khi cầm thức ăn bỏ vào miệng, vận động lên xuống cơ hàm của bé có sự phát triển.
*Các bé trai thích hợp với phương pháp này hơn các bé gái
*Các bé sinh thiếu tháng không khuyến khích áp dụng phương pháp này nếu bé chưa đạt cân nặng của bé bình thường khi 6 tháng tuổi
Các bé khác không có nghĩa là không áp dụng được phương pháp này, nhưng tỷ lệ thành công có thể ít hơn hoặc gặp nhiều khó khăn hơn khi áp dụng phương pháp này.
CÓ THỂ KẾT HỢP ĐÚT MUỖNG ĐƯỢC KHÔNG?
Ts. Natalia, BV London, UK trả lời:
"Cha mẹ vẫn có thể kết hợp đút muỗng với BLW, hoặc ngược lại BLW kết hợp đút muỗng. Tuy nhiên có 2 điểm cần nhớ sau:
Nếu bé theo BLW là chính: thì bữa trưa đút muỗng nên có cấu trúc dạng lump hoặc diced, nên giàu chất sắt, chọn thực phẩm cao năng lượng.
Nếu bé theo đút muỗng là chính: thì bữa trưa BLW nên có cấu trúc giòn giòn, chọn thực phầm giàu chất đạm (cá, thịt), tránh táo và nho nguyên trái (Theo báo cáo của GS.Bs. Hayman, BV Nhi Starship, Auckland 2013).
LUẬT BLISS TRONG PHƯƠNG PHÁP BLW
Để giúp bé ăn tốt, đủ chất dinh dưỡng và không có phát triển nhiều thói quen xấu, Luật BLISS gồm 2 điều sau:
*Trong 1 ngày, nên có 1 bữa chứa thực phẩm GIÀU SẮT (>2.1mg nguyên tố sắt/100g) [thịt bò, lòng đỏ trứng, thịt heo, gan, và chứa thực phẩm GIÀU NĂNG LƯỢNG (>1.5 kcal/gram) [bơ, chuối, cơm lăn mè rang vàng xay nhuyễn, bí đỏ, khoai tây, khoai lang, phô mai]. Không nên cho bé ăn chủ đạo là trái cây, lượng trái cây phải ít hơn lượng rau, chọn ít nhất 2 loại có vị khác nhau, không chọn trái cây có vị quá ngọt.
*Lau miệng bé và ngưng ngay khi bé mất hứng thú thức ăn, hoặc khi có dấu hiệu no. Không bao giờ dọn dẹp thức ăn lúc bé đang ăn hoặc bé ném thức ăn thì bạn lượm cho bé thấy, hãy để bé ăn kết thúc hãy dọn 1 lần.
THỰC ĐƠN MẪU, SỐ LƯỢNG ĂN MẪU CHO PHƯƠNG PHÁP BLW
Thực đơn mẫu này là gợi ý cha mẹ gồm 3 bữa chính và 2 bữa phụ, cách phân bố lượng ăn là đủ và bù trừ những phần bé sẽ không ăn.
Số bữa là tùy sự hứng thú của mỗi bé.
THỰC ĐƠN BLW
5-6 giờ: bé bú theo nhu cầu
8 giờ: bé ăn cữ chính thứ nhất:
Bàn ăn nên gồm: 4-5 viên cơm +1 chén (8cm) cá cắt dạng ngón tay cái [cá chiên/nướng] + 1 chén (8cm) cà rốt và bông cải xanh (dạng ngòn tay, nấu mềm, nhưng còn hình dạng)
Chỉ tiêu mong đợi bé ăn: chỉ cần bé ăn đủ 3 nhóm, mỗi nhóm ăn đủ 2-3 miếng là đủ 1 bữa bé (mẹ nên có quyển sổ ghi lại để theo dõi lượng bé ăn hằng ngày mà điều chỉnh cho bữa sau)
9.30: bé ăn cữ phụ thứ nhất
bàn ăn gồm 1 chén lưng (8cm) gồm 2 loại trái cây như nho (cắt ½ trái, không để nguyên trái, dể bị nghẹn) và cam (cắt dạng ngón tay dễ cầm)
Bày ra bàn 1 cách màu sắc và sáng tạo
Chỉ tiêu mong đợi bé ăn: bé ăn 3-4 miếng là đủ
11.30: bé ăn cữ chính thứ 2
Bàn ăn nên gồm: 4-5 viên cơm+ 1 chén (8cm) lòng đỏ trứng cắt dạng ngón tay (lòng đỏ luộc kĩ) + 1 chén (8cm) cà rốt (cắt dạng ngón tay, ninh mềm)
Bày tất cả ra dĩa/bàn (như hình)
Chỉ tiêu bé ăn: chỉ cần bé ăn đủ 3 nhóm, mỗi nhóm ăn đủ 2-3 miếng là đủ 1 bữa bé (mẹ nên có quyển sổ ghi lại để theo dõi lượng bé ăn hằng ngày mà điều chỉnh cho bữa sau)
Bé ngủ trưa và bú mẹ/công thức thỏa thích
3.30 chiều: Bé ăn cữ phụ thứ 2:
bàn ăn gồm 1 chén lưng (8cm) gồm 2 loại trái cây như nho (cắt ½ trái, không để nguyên trái, dể bị nghẹn) và cam (cắt dạng ngón tay dễ cầm) + 1 chén (8cm) gồm cá cắt dạng ngón tay cái [cá chiên/nướng]
Bày ra bàn cho bé
Chỉ tiêu mong đợi bé ăn: bé ăn 3-4 miếng gồm 2 nhóm là được
5.30-6 chiều: Bé ăn cữ chính thứ 3:
Bàn ăn nên gồm: 4-5 viên cơm+ 1 chén (8cm) thịt luộc kĩ mềm cắt dạng ngón tay + 1 chén (8cm) gồm bông cải xanh và bông cải trắng (dạng ngón tay, nấu mềm)
Bày ra bàn cho bé
Chỉ tiêu mong đợi bé ăn: chỉ cần bé ăn đủ 3 nhóm, mỗi nhóm ăn đủ 2-3 miếng là đủ 1 bữa bé (mẹ nên có quyển sổ ghi lại để theo dõi lượng bé ăn hằng ngày mà điều chỉnh cho bữa sau)
Bé bú sữa theo nhu cầu buổi tối