CHỈ ĐỊNH
Nhiễm trùng đường tiểu do vi khuẩn nhạy cảm.
LIỀU LƯỢNG - CÁCH DÙNG
Người lớn 150 mg, chia làm 3 lần.
Trẻ em 5 mg/kg/ngày.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Vô niệu, tiểu ít, suy thận trầm trọng.
Trẻ sơ sinh < 1 tháng.
TÁC DỤNG PHỤ
Buồn nôn, phát ban da, hội chứng phổi cấp kèm ho, khó thở, sốt, vàng da ứ mật, viêm thần kinh ngoại vi do suy thận hay tiểu đường.
CHÚ Ý ĐỀ PHÒNG
Suy thận rõ.
Phụ nữ có thai & cho con bú.
BẢO QUẢN
Thuốc độc bảng B.
Thông tin thành phần Nitrofurantoin.
DƯỢC LỰC
Nitrofurantoin là loại thuốc nitrofuran kháng khuẩn đường tiết niệu.
DƯỢC ĐỘNG HỌC
Hấp thu: Nitrofurantoin được hấp thu nhanh và hoàn toàn qua đường tiêu hoá, dạng tinh thể kích thước lớn được hấp thu và thải trừ chậm hơn tinh thể bé. Với liều điều trị, nồng độ kháng khuẩn của nitrofurantoin trong huyết tương không đạt được do bị thải nhanh.
Phân bố: thuốc phân bố chủ yếu ở gan và các mô.
Chuyển hoá: nitrofurantoin chuyển hoá chủ yếu ở gan, khoảng 40% thải trừ dưới dạng không biến đổi qua nước tiểu.
Thải trừ: chủ yếu qua nước tiểu, dạng không biến đổi trong nước tiểu đạt được nồng độ cao khoảng 200mcg/ml. Tốc độ thải trừ phụ thuộc tuyến tính vào độ thanh thải creatinin, vì vậy đối với người giảm chức năng cầu thận, hiệu quả điều trị giảm và nguy cơ ngộ độc tăng. Nitrofurantoin làm nước tiểu có màu nâu.
TÁC DỤNG
Nitrofurantoin là thuốc kháng khuẩn, dẫn chất nitrofuran, có tác dụng chống nhiều chủng vi khuẩn đường tiết niệu gram âm và gram dương.
Cơ chế tác dụng của Nitrofurantoin không giống các thuốc kháng khuẩn khác. Nitrofurantoin bị khử bởi các flavoprotein của vi khuẩn tạo ra các sản phẩm trung gian gây bất hoạt hoặc biến đổi protein ribosom của vi khuẩn và một soó đại phân tử khác. Do vậy, nitrofurantoin ức chế quá trình sinh tổng hợp protein, DNA, RNA và quá trình sinh tổng hợp vách tế bào vi khuẩn. Nitrofurantoin có tác dụng trên nhiều chủng vi khuẩn E.coli, Enterococcus. Các vi khuẩn nhạy cảm với thuốc hiếm trở thành kháng thuốc trong khi điều trị.
Nồng độ tối thiểu ức chế khoảng 32mcg/ml.
Hoạt tính kháng khuẩn của nitrofurantoin tăng trong nước tiểu có pH acid.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh