✴️ Điều trị cho bệnh nhân bị hẹp động mạch vành

Có 3 cách điều trị cho bệnh nhân bị hẹp động mạch vành:

  • Dùng thuốc;

  • Mổ bắc cầu;

  • Can thiệp mạch vành qua da.

Can thiệp động mạch vành qua da là biện pháp không cần mổ, vừa làm giảm triệu chứng vừa giải quyết được nguyên nhân là sự hẹp lòng mạch.

Khi can thiệp mạch vành, bệnh nhân được chụp mạch vành để đáng giá vị trí và mức độ tổn thương, sau đó bệnh nhân sẽ được nong rộng lòng mạch chỗ hẹp bằng bóng và đặt nột giá đỡ bằng kim loại (Stent) vĩnh viễn vào trong mạch giúp mạch máu ít khả năng bị tái hẹp trở lại.

Chụp mạch vành:

Bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo trong quá trình thực hiện thủ thuật. Vị trí đâm kim và đưa ống thông vào cơ thể là động mạch vùng bẹn hay động mạch cổ tay. Bệnh nhân được gây mê trước khi đâm kim
Sau khi ống thông đã được đưa vào động mạch vành thì dung dịch thuốc cản quang sẽ được bơn vào động mạch vành qua hệ thống ống thông và đầu chụp sẽ quay xung quanh vùng ngực bệnh nhân để lấy hình ảnh mạch vành ở mọi góc độ.

Nong mạch vành:

Nếu có chỗ hẹp động mạch vành cần nong rộng thị bác sĩ sẽ luồn dây dẫn mềm rất nhỏ qua ống thông tới mạch vành, lách qua chỗ hẹp có tác dụng như đường ray cho các dụng cụ khác trượt lên.
Bóng nong sẽ được luồn qua ống thông trượt trên dây dẫn đi tới vị trí hẹp và được bơm lên, trong lúc bơm bóng bênh nhân có thấy đau ngực thì báo cho bác sĩ biết. Sau khi lòng mạch vành đã mở rộng thì bóng sẽ đước làm xẹp xuống và rút ra. Nếu cần được đặt stent thì bóng gắn stent được luồn vào ống thông và được đưa đến chỗ hẹp. Bóng sẽ được bơm lên làm nở stent áp sát vào lòng mạch máu làm lòng mạch máu mở rộng ra, sau đó bóng sẽ được làm xẹp, tách khỏi stent và được hút ra ngoài, để stent ở lại vị trí đặt.
Kết quả sau nong và đặt stent là mở rộng lòng mạch máu ở chỗ hẹp, làm máu qua chỗ hẹp nhiều hơn, giúp giảm triệu chứng đau ngực, cũng như cải thiện tiên lượng tốt hơn.

       

Sau khi thực hiện thủ thuật bệnh nhân được theo dõi như sau:

  • Vị trí đâm kim để ống thuông đưa vào: sau khi can thiệp bệnh nhân sẽ được rút dụng cụ ở vị trí đâm kim và ép chặt ở vị trí này trong 20 - 30 phú để cầm máu và sau đó được giữ thẳng chân bên chọc kim trong 24 giờ.
  • Khi ho phải dùng tay ép chặt vị trí băng ép. Nếu có chảy máu, đau, tụ máu lan rộng ở vị trí chọc hay tê chân thị phải báo cho bác sĩ.
  • Sau thủ thuật phải uống nhiếu nước đẩ thải thuốc cản quang.
  • Nếu có dấu hiệu đau ngực, khó thở hay hồi hộp bệnh nhân nên báo ngay cho bác sĩ.
  • Theo dõi bệnh nhân sau can thiệp mạch vành:
  • Khi xuất viện, bệnh nhân sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc để uống trong thời gian dài.
  • Dùng thuốc đầy đủ và khám bệnh định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa tim mạch.
  • Không được tự ý bỏ thuốc hoặc đổi thuốc nếu không có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa tim mạch.
  • Khi có xuất hiện đau ngực trở lại bệnh nhân phải đến khám ngay tại cơ sở y tế gần nhất, nhưng tốt hơn là gặp lại bác sĩ đã đặt strent cho mình.
  • Nghỉ ngơi và tập luyện theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa tim mạch.
  • Để phát hiện thiếu máu cơ tim tái phát phải kiểm tra gắng sức 6 tháng sau can thiệp.

Áp dụng các phương pháp phòng ngừa để tránh tái phát:

  • Điều trị tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu.
  • Không hút thuốc, không uống rượu bia.
  • Không ăn mỡ động vật.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top