Bệnh động mạch vành là bệnh lý nguy hiểm, nguyên nhân hàng đầu gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Nếu không được phát hiện sớm tỉ lệ tử vong ở người bệnh là rất cao. Do vậy, việc tầm soát và điều trị về bệnh mạch vành có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Dưới đây là những lưu ý quan trọng.
Bệnh động mạch vành là tình trạng động mạch bị thu hẹp, tắc nghẽn do các mảng xơ vỡ bên trong lòng mạch. Sự tích tụ các mảng bám này khiến cho các động mạch vốn mềm mại trở nên xơ cứng, dẫn đến cản trở dòng máu đi qua động mạch. Lượng máu cung cấp cho cơ tim không đủ gây thiếu tình trạng thiếu máu cơ tim hoặc hoại tử cơ tim.
Đây là bệnh lý tim mạch nguy hiểm, có xu hướng gia tăng mạnh ở Việt Nam, gây tử vong cao nếu không phát hiện sớm.
Các triệu chứng thường gặp của bệnh mạch vành bao gồm:
Trong đó, cơn đau thắt ngực là dấu hiệu điển hình của bệnh mạch vành. Đây là hậu quả của việc cơ tim không nhận được lượng máu và oxy cần thiết cho hoạt động co bóp của tim. Cơn đau có thể thoáng qua, gây khó thở nhẹ. Nhưng cũng có khi đau bó chặt, thắt nghẹt, đè ép trong lồng ngực khiến ngực trở nên nặng nề, đau rát, nóng ran. Người bệnh có thể xuất hiện cơn đau sau xương ức, tim, giữa ngực. Đôi khi đau có thể lan lên vai, cổ, cánh tay bên trái.
Thông thường, cơn đau ngực thường chỉ xuất hiện trong vài chục giây hoặc vài phút. Nếu cơn đau kéo dài trên 15 phút, nhiều khả năng người bệnh bị nhồi máu cơ tim, cần đi cấp cứu ngay để được chẩn đoán kịp thời.
Những việc cần làm ngay khi các cơn đau thắt ngực xuất hiện:
Có 2 nhóm nguyên nhân chính gây bệnh mạch vành:
Đó là những yếu tố gây bệnh mà người bệnh không thể thay đổi được, bao gồm:
Bệnh mạch vành không chỉ gây đau tức, mệt mỏi mà còn mang tới nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Các biến chứng thường gặp:
Nhồi máu cơ tim là hiện tượng động mạch vành xuất hiện cục máu đông (huyết khối), khiến động mạch vành bị tắc nghẽn. Khoảng 1/3 bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim có nguy cơ tử vong trước khi được điều trị. Mặt khác, quá trình này thúc đẩy sự hình thành các mô sẹo, nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn nhịp tim, ngừng tim. 90% người bệnh bị nhồi máu cơ tim sẽ bị rối loạn nhịp tim nhanh.
Các bệnh nhân đã bị nhồi máu cơ tim có tỉ lệ tái phát bệnh sau 1 năm ở mức cao.
Sư xuất hiện các cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu dẫn lên não là một trong những nguyên nhân gây đột quỵ. Trong trường hợp bị nhẹ thì bị liệt nửa người, nếu bị nặng có thể dẫn tới tử vong.
Không được cung cấp đủ máu khiến cho hoạt động của cơ tim ngày càng yếu dần đi và mệt mỏi. Đó là cơ chế gây suy tim
4.4. Phình mạch
Phình mạch là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của xơ vữa động mạch vành. Khi động mạch bị vỡ, bệnh tử vong ngay lập tức.
4.5. Rối loạn nhịp tim
Các cơn rung nhĩ khiến tim loạn nhịp, có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Sử dụng một hoặc kết hợp một vài loại thuốc điều trị đặc hiệu có thể cải thiện các yếu tố nguy cơ tim mạch, tiểu đường, tăng huyết áp.
Các loại thuốc trên cần được dùng theo đơn và tuân thủ chỉ định của bác sĩ dựa trên các thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng. Người bệnh không tự dùng thuốc khi không có chỉ định, không tăng liều, bỏ liều, ngưng thuốc hay thay đổi loại thuốc khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.
Trong những trường hợp nặng hơn, các phương pháp khác sẽ được sử dụng nhằm khai mở mạch vành.
Xây dựng lối sống lành mạnh giúp ngăn ngừa hoặc cải thiện xơ vữa động mạch:
Thư giãn, giải tỏa căng thẳng bằng nhiều biện pháp
Có thể thấy, bệnh động mạch vành có khả năng gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Chủ động theo dõi sức khỏe, phát hiện sớm bệnh bằng thăm khám hay qua các triệu chứng là những biện pháp giúp kiểm soát bệnh hiệu quả.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh