Ngoại tâm thu thất ở vận động viên

1. Định nghĩa và cơ chế của ngoại tâm thu thất (PVBs)

PVBs xuất hiện ở khoảng 5–10% vận động viên khi kiểm tra bằng điện tâm đồ (ECG) khi nghỉ ngơi hoặc gắng sức.
Trong nhiều trường hợp, PVBs không liên quan đến bệnh tim, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm như bệnh cơ tim, bệnh động mạch vành, bệnh van tim hoặc rối loạn kênh ion.
Cơ chế sinh lý bệnh gồm 3 loại chính:

  • Tăng tính tự động: tế bào cơ tim khử cực sớm do rối loạn ion nội bào.
  • Vòng vào lại (re-entry): xung động truyền qua hai con đường với tốc độ, thời gian trơ khác nhau, tạo nên PVBs.
  • Tái khử cực giai đoạn 2: gây ra rối loạn nhịp nguy hiểm như rung thất.


2. Chẩn đoán và phân loại PVBs
PVBs có thể xuất phát từ nhiều vị trí khác nhau của tâm thất trái hoặc phải. Các dạng PVBs phổ biến gồm:

  • PVBs từ đường ra thất phải (RVOT) hoặc trái (LVOT): thường lành tính.
  • PVBs từ bó His hoặc vùng Purkinje: có thể gây loạn nhịp nặng.
  • PVBs từ cơ tim bị sẹo hoặc vùng xơ hóa: liên quan đến bệnh lý nguy cơ cao.

Tiêu chí đánh giá PVBs gồm:

  • Số lượng và kiểu hình: đa dạng có nguy cơ cao hơn đơn dạng.
  • Hành vi khi gắng sức: nếu PVBs tăng khi tập luyện, nguy cơ cao hơn.
  • ECG và Holter 24 giờ: giúp xác định mức độ nguy hiểm của PVBs.


3. Tiếp cận chẩn đoán
Bước 1: Đánh giá lâm sàng

  • Tiền sử gia đình về bệnh tim hoặc đột tử.
  • Triệu chứng như ngất, hồi hộp, đau ngực khi tập luyện.
  • Khám lâm sàng phát hiện âm thổi tim, rối loạn nhịp.

Bước 2: Xét nghiệm cơ bản

  • Điện tâm đồ (ECG) tiêu chuẩn.
  • Holter 24 giờ để ghi lại PVBs trong sinh hoạt hàng ngày.
  • Siêu âm tim để loại trừ bệnh cơ tim.

Bước 3: Xét nghiệm nâng cao nếu nghi ngờ bệnh lý tim mạch

  • Cộng hưởng từ tim (CMR): đánh giá mô tim, sẹo cơ tim.
  • CT mạch vành (CCTA): kiểm tra bệnh động mạch vành, bất thường mạch vành.
  • Xét nghiệm gen: nếu nghi ngờ bệnh lý di truyền như hội chứng Brugada, nhịp nhan thất đa dạng phụ thuộc catecholamin.
  • Thăm dò điện sinh lý tim (EVM, EPS): xác định vùng sinh loạn nhịp.


4. Điều trị và quản lý vận động viên có PVBs
Nếu PVBs lành tính và không có bệnh lý tim, vận động viên có thể tiếp tục thi đấu, nhưng cần theo dõi định kỳ.
Nếu PVBs có dấu hiệu nguy cơ cao:

  • Sử dụng thuốc chẹn beta trong một số trường hợp.
  • Can thiệp triệt đốt qua catheter nếu PVBs quá nhiều hoặc ảnh hưởng đến hiệu suất vận động.
  • Cấy máy khử rung (ICD) trong trường hợp nguy cơ đột tử cao.


5. Kết luận
Phần lớn vận động viên có PVBs không mắc bệnh tim nghiêm trọng.
Cần tiếp cận đa phương diện, từ ECG, Holter đến CMR, CT mạch vành nếu cần thiết.
Chỉ định loại bỏ PVBs khi có nguy cơ đột tử hoặc ảnh hưởng chức năng tim.
Theo dõi định kỳ rất quan trọng, đặc biệt với vận động viên trẻ vì bệnh lý tiềm ẩn có thể xuất hiện sau này.

return to top