CHỐC LỞ
Chốc lở là một nhiễm khuẩn ở bề mặt, có thể xâm lấn trực tiếp qua vùng da khỏe mạnh (chính) hoặc ở các vị trí da bị tổn thương (ít phổ biến hơn) (Hình 1). Chốc lở phổ biến ở trẻ em và rất dễ lây qua tiếp xúc. Có hai hình thức:
Chốc lở không bóng nước hoặc chốc lở vảy cứng là những vết thương màu vàng dễ nhận thấy có thể bị ngứa. Thông thường hay xảy ra ở vùng mặt hoặc tứ chi
Chốc lở bóng nước – thường gây ra bởi Staphylococcus aureus. Các bóng nước có thể bị vỡ ra thành một lớp vỏ màu nâu.
NHỌT
Nhọt có liên quan đến nhiễm trùng của nang lông và mở rộng vào vùng mô dưới da. Chúng thường mềm, thường gây đau nhưng thể trạng của bệnh nhân vẫn tốt. Trong hầu hết các trường hợp, nhọt có thể được điều trị chỉ bằng rạch và rút hết mủ. Kháng sinh chỉ được chỉ định khi viêm tế bào lan rộng hoặc nhiễm trùng hệ thống.
BỆNH VIÊM NANG LÔNG
Biểu hiện của viêm nang lông là một vùng mụn mủ mọc ở những vùng da ẩm ướt. Bệnh thường gây ra bởi S. aureus nhưng cũng có thể liên quan tới một số sinh vật khác như Pseudomonas aeruginosa nếu có tiếp xúc vớiBồn tắm nước nóng, spa.
VIÊM MÔ TẾ BÀO VÀ VIÊM QUẦNG.
Biểu hiện của cả viêm mô tế bào và viêm quầng là vùng da đỏ và hơi nóng xuất hiện trên một diện tích rộng. Viêm nhiễm cục bộ thường đi kèm với viêm hạch bạch huyết. Một số bệnh nhân có thể cảm thấy không khỏe, kèm sốt và có dấu hiệu độc tính toàn thân. Bệnh thiếu máu cục bộ, mặc dù không phổ biến (< 5%), vẫn xảy ra.
Viêm quầng có thể ảnh hưởng đến lớp thượng bì và bề mặt bạch huyết. Các tổn thương trên da sẽ ngày càng tăng lên với sự phân chia rõ ràng của vùng da bị nhiễm bệnh. Viêm quầng thường xảy ra ở mặt (Hình 2), nhưng nó cũng có thể xảy ra ở các khu vực khác như vùngchi dưới. Viêm quầng thường được gây ra bởi Streptococcus pyogenes (Streptococcus nhóm A).
Viêm mô tế bào nếu kéo dài hơn nữa sẽ ảnh hưởng đến lớp hạ bì và mô dưới da. Nó thường xảy ra ở chi dưới và trong nhiều trường hợp chỉ xảy ra một bên chi. Viêm mô tế bào hai bên chi dưới rất hiếm gặp và thường có hiện tượng viêm da ứ đọng và không cần điều trị kháng sinh. Các vùng khác của cơ thể như mắt và thành bụng cũng có thể bị ảnh hưởng. Viêm các tế bào quanh ổ mắt thường liên quan đến mí mắt nhưng không lan rộng đến xương ổ mắt.Viêm mô tế bào là một nhiễm trùng nghiêm trọng, có thể gây tổn thương sâu và làm suy yếu thị lực, chuyển động của mắt, thường gây đau.
Viêm mô tế bào thường do S. aureus hoặc Streptococcus tan huyết beta (nhóm A, B, C hoặc G) gây ra. Sự khác biệt giữa hai sinh vật này có thể giúp hướng dẫn trị liệu. Nhiễm Streptococcus thường đặc trưng bởi sự xuất hiện đột ngột của một vùng da bị đỏ lan rộng, và viêm hạch bạch huyết. Nhiễm Staphylococcus thường xuất hiện một vết thương có mủ kèm mẩn đỏ. Cấy bệnh phẩm từ vết thương hoặc máu có thể giúp xác định vi sinh vậy gây bệnh. Tuy nhiên, nếu kết quả cấy âm tính, nên dùng những kháng sinh có phổ diệt được cả hai dạng vi khuẩn (ví dụ flucloxacillin, dicloxacillin, cephalexin, clindamycin).
Phương pháp chẩn đoán viêm mô tế bào
Khi đánh giá bệnh nhân bị viêm tế bào nên xem xét cụ thể các đặc điểm của bệnh một cách hệ thống. Các khả năng bị nhiễm trùng cũng nên được xem xét. Bao gồm như:
Điều quan trọng là phải xem xét các nguyên nhân ít gặp hơn của nhiễm trùng da liên quan đến các tình huống lâm sàng cụ thể hoặc các phơi nhiễm (Bảng 2). Xem xét nhiễm trùng da do các nguyên nhân hiếm gặp liên quan tới các tình huống lâm sàng đặc biệt hoặc các phơi nhiễm cũng không kém phần quan trọng.
NHIỄM TRÙNG GÂY HOẠI TỬ DA
Nhiễm trùng gây hoại tử da , được biết đến nhiều nhất là nhiễm trùng hoại tử, là một trường hợp khẩn cấp cần phải cắt bỏ các vùng da bị hoại tử và và sử dụng thuốc kháng sinh đường tĩnh mạch thích hợp. Nhiễm trùng có thể do một hoặc nhiều mầm bệnh gây ra (ví dụ: S. pyogenes, âm tính Gram, Clostridium).
Nhiễm trùng thường liên quan đến sự hoại tử của mô mềm hoặc cơ bắp. Đặc điểm lâm sàng điển hình đầu tiên là sự ứ đọng và ban đỏ của vùng bị ảnh hưởng gây ra những thay đổi trên da, ngoài ra có thể gây đau đớn cho người bị. Khi nhiễm trùng tiến triển, da có thể thay đổi màu sắc thành màu tím hoặc xanh lam và cuối cùng sẽ vỡ ra, và hoại tử (Hình 4). Bệnh nhân thường có độc tính toàn thân, mất ổn định huyết động mạch và suy đa tạng.
Các trường hợp này cần thiết phải nhập viện khẩn cấp.Phẫu thuật thăm dò là cách duy nhất để có thể chẩn đoán viêm hoại tử, chọc dò dịch phẩm cũng cho phép để nuôi cấy, xác định loại kháng sinh điều trị.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ KIỂM SOÁT NHIỄM TRÙNG DA TÁI PHÁT
Viêm tế bào tái phát là rất phức tạp, có thể gây viêm và phá vỡ hệ thống bạch huyết và thậm chí gây phù nề hạch bạch huyết. Các bộ phận sau bị nhiễm bệnh dễ bị nhiễm trùng hơn. Các chi dưới dễ bị nhiễm trùng hơn cả, sau đó là một vòng luẩn quẩn của viêm da, sung phù chi.
Điều trị nguyên nhân bệnh là bước quan trọng nhất trong việc phòng ngừa tái phát.
Trong trường hợp mắc bệnh bạch huyết mãn tính và ứ đọng tĩnh mạch, nén chặt các chi bị tổn thương bằng băng hoặc vớ làm tăng sự hồi phục tĩnh mạch và co bóp của các ống bạch huyết, do đó giảm sưng và viêm tế bào. Các biện pháp hỗ trợ khác như nâng chi lên cũng có thể giảm nhẹ triệu chứng. Ví dụ như viêm tế bào chân, nâng bàn chân lên cao hơn hông với đệm hỗ trợ sẽ giúp giảm sưng và đau. Các thuốc kháng sinh dự phòng dài hạn bao gồm penicillin hoặc cephalexin uống hai lần mỗi ngày trong trường hợp viêm túi mủ do Streptococcal tái phát cho thấy lợi ích về chi phí điều trị và có cải thiện triệu chứng .
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh