Giãn phế quản là một bệnh lý đường hô hấp rất hay mắc phải, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.. Chẩn đoán giãn phế quản và điều trị sớm sẽ hạn chế những biến chứng nguy hiểm, nhất là ở trẻ em, người già và người có hệ miễn dịch suy giảm….
Để chẩn đoán giãn phế quản, bác sĩ sẽ hỏi người bệnh một số câu hỏi về các triệu chứng, chẳng hạn như có hay ho không, ho có đờm không và có hút thuốc không. Bác sĩ cũng có thể tiến hành nghe phổi bằng ống nghe khi người bệnh hít vào và thở ra. Ở những người bị giãn phế quản, khi nghe phổi thường xuyên có ran (tạp âm trong bệnh lý sinh ra khi có luồng không khí đi qua phế quản, phế nang có nhiều dịch tiết hoặc bị hẹp lại) khu trú ở vùng có giãn phế quản, thường là 2 đáy thổi.
Trong một số trường hợp, người bệnh có thể được yêu cầu chụp X quang phổi để loại trừ các nguyên nhân nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như ung thư phổi. Nếu nghi ngờ viêm phổi, bác sĩ sẽ lấy mẫu đờm để kiểm tra vi khuẩn.
Hiện nay, xét nghiệm hiệu quả nhất trong chẩn đoán giãn phế quản chụp CT phổi độ phân giải cao (HRCT). Trong chụp X quang ngực truyền thống, chỉ thấy được hình ảnh hai chiều của phổi. Chụp HRCT cho thấy hình ảnh của mô phổi rất chi tiết và cung cấp nhiều thông tin hơn so với chụp CT thông thường.
Ngoài ra một số xét nghiệm khác có thể được sử dụng để đánh giá tình trạng phổi và xác định nguyên nhân cơ bản của chứng giãn phế quản.
Các xét nghiệm này có thể bao gồm:
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh