Hội chứng sợ hãi khi không có điện thoại di động

Ngày nay, bạn đi bất cứ đâu cũng có thể nhìn thấy rất nhiều người cắm mặt vào ĐTDĐ. Việc quá tập trung vào thiết bị di động này có thể gây ra một số vấn đề của xã hội hiện đại, ví dụ như phubbing – thuật ngữ chỉ hiện tượng phớt lờ một ai đó và chỉ tập trung vào điện thoại hay smombie – thuật ngữ để chỉ những người đi lại trên đường phố nhưng cắm mặt vào điện thoại như những zombie di động. Và chứng sợ hãi khi không có điện thoại di động (nomophobia) cũng xuất phát từ ĐTDĐ – là hội chứng sợ hãi khi không có điện thoại di động ở bên mình. Hội chứng này có thể dẫn đến những tổn thương thực sự đến chất lượng cuộc sống và sức khoẻ của bạn.

Nomophobia là gì?

Theo từ điển Oxford, nomophobia là hội chứng lo âu do không tiếp cận được với điện thoại di động hoặc các dịch vụ của điện thoại di động. Đây là thuật ngữ mới xuất hiện từ năm 2019. Tuy nhiên, các tình trạng lo âu liên quan đến điện thoại di động không phải là các tình trạng mới.

Trên thực tế những khái niệm này đã manh nha xuất hiện từ những năm 2008 tại Anh, trong một bài báo của tờ UK Post Office. Bài báo đã đặc ra vấn đề liều ĐTDĐ có đang làm tăng tình trạng lo âu. Vào thời điểm đó, có khoảng một nửa số người được điều tra cho rằng họ cảm thấy rất căng thẳng khi không có ĐTDĐ ở bên mình. Tình trạng này ngày nay đã trở nên phổ biến và trầm trọng hơn rất nhiều, tuy nhiên hội chứng nomophobia vẫn chưa được y văn công nhận là một vấn đề sức khoẻ tinh thần có thể chẩn đoán được và chưa xuất hiện trong các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị mới nhất.

 

Nomophobia có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.

Một nghiên cứu năm 2020 xuất bản trên tạp chí Sleep chỉ ra rằng, 90% trong số 327 sinh viên đại học tham gia phỏng vấn được xác định là mắc hội chứng này ở mức độ trung bình cho tới nghiêm trọng. Hội chứng nomophobia có liên quan đến các rối loạn giấc ngủ, buồn ngủ ban ngày và các thói quen ngủ không tốt cho sức khoẻ.

Những người tham gia trong nghiên cứu này thừa nhận rằng thường xuyên check email, nhắn tin hoặc sử dụng các mạng xã hội sau khi đã tắt đèn đi ngủ. Nomophobia còn có thể biểu hiện bằng các dấu hiệu khác, ví dụ như vẫn lướt mạng xã hội trên giường, thức dậy và check điện thoại vào giữa đêm hoặc mở thông báo điện thoại trong khi ngủ.

 

Mối liên quan với tình trạng lo âu

Bạn cảm thấy bồn chồn khó chịu khi không thể nhớ ra việc mình đã để điện thoại ở đâu? Hoặc bạn đã từng có những giấc mơ rất căng thẳng về việc bạn bị đánh mất hoặc bị cướp mất điện thoại? Đó có thể là tình trạng lo âu liên quan đến hội chứng nomophobia. Lý do cho nỗi lo âu này rất đa đạ. Những người khác nhau có những nỗi lo sợ khác nhau. Một số người lo sợ về việc sẽ bỏ lỡ các tin tức hot nhất, một số người lại không thể chịu được việc họ không liên lạc hoặc giúp đỡ được người khác khi cần.

 

Các dấu hiệu cho thấy bạn mắc hội chứng nomophobia

Nếu bạn không thể đi ngủ khi chưa đọc hết các tin trên mạng xã hội, mở chuông tin nhắn thông báo trong suốt cả đêm để không bỏ lỡ tin hot nào hoặc luôn cầm điện thoại trên tay thì có thể bạn đã mắc phải hội chứng nomophobia.

Ngoài ra, cũng có những bộ công cụ khác đã được phát triển bởi các nhà nghiên cứu năm 2010 để xác định liệu bạn có mắc phải hội chứng này hay không. Đó là một bộ 20 câu hỏi tự đánh giá trên thang điểm từ 1 đến 7. Nếu tổng điểm trên 20 thì nghĩa là bạn đã bị nomophobia ở mức độ nhẹ. Điểm trên 100 (trên tổng số 140 điểm) nghĩa là bạn đã bị hội chứng nomophobia ở mức độ nghiêm trọng. Dưới đây là 5 trong số 20 câu hỏi này. Nếu bạn có tổng điểm trên 25 nghĩa là bạn cần trả lời thêm 15 câu hỏi còn lại để xác định cụ thể hơn.

  • Tôi cảm thấy không thoải mái nếu không thường xuyên tiếp cận với các thông tin trên ĐTDĐ
  • Khi không thể được các tin thời sự (chuyện gì đang xảy ra, thời tiết thế nào…v..v) trên điện thoại sẽ khiến tôi lo lắng.
  • Tôi rất sợ việc bị hết pin điện thoại
  • Nếu tôi không có các gói dữ liệu điện thoại (3g/4g) hoặc không thể kết nối wifi, thì tôi sẽ thường xuyên kiểm tra xem có mạng wifi nào miễn phí mà điện thoại có thể truy cập vào được không
  • Nếu không có điện thoại bên mình, tôi sẽ cảm thấy lo lắng vì tôi cảm thấy bị mất kết nối với con người ảo của tôi trên mạng xã hội

Tự giúp bản thân vượt qua hội chứng này

Một vài giải pháp trị liệu về nhận thức hành vi sẽ giúp việc bỏ sử dụng điện thoại của bạn vào buổi tối trở nên dễ dàng hơn. Nếu bạn không thể rời xa chiếc điện thoại của mình hoặc không thể ngủ được nếu không có điện thoại trong phòng, thì hãy sử dụng một chức năng cài đặt nào đó khiến bạn hạn chế sử dụng điện thoại, nhưng đừng cản trở hoàn toàn việc bạn sử dụng điện thoại.

Ví dụ, bạn có thể để chế độ không làm phiền vào ban đêm cho đến khi bạn thức dậy. Nhạc chuông thông báo nên được tắt đi và bạn sẽ không thể nhận điện thoại trong khoảng thời gian này. Tuy nhiên, trong trường hợp khẩn cấp, bạn vẫn có thể nhận/gọi điện cho những người quan trọng để không bỏ lỡ những thông tin thực sự quan trọng.

Ngoài giấc ngủ, cũng nên cân nhắc đến chất lượng cuộc sống của bạn. Cũng như các rối loạn lo âu khác, nomophobia sẽ thực sự trở thành vấn đề khi nó không chỉ là một mối đe doạ mà nó thực sự trở thành nỗi ám ảnh, khiến bạn tránh ở trong các tình huống không có điện thoại. Ví dụ, bạn sẽ tránh đi máy bay vì bạn không muốn phải tắt điện thoại. Trong những trường hợp này, đến gặp chuyên gia tâm lý sẽ là một cách tốt để giúp bạn lấy lại cuộc sống cân bằng, hạnh phúc hơn.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top