Xạ trị điều biến liều (còn gọi là điều biến chùm tia) - IMRT là một kỹ thuật hiện đại, tinh vi và phức tạp nhằm phân bố liều bức xạ ion hóa đúng theo hình thái khối u, nghĩa là liều hấp thụ phân bố phù hợp hình dạng khối u theo không gian 3 chiều (3-D) và liều lượng cao thấp theo mật độ tế bào u.
Để triển khai kỹ thuật IMRT, ngoài những yêu cầu về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm lâm sàng của cán bộ (Bác sĩ xạ trị, kỹ sư vật lý và các kỹ thuật viên), cơ sở xạ trị cần được trang bị đồng bộ hệ thống các máy, gồm: máy điều trị, máy đo liều, phantom chuyên dụng và đặc biệt là hệ máy tính liều phải có phần mềm đặc biệt với tốc độ cao về xứ lý các phép tính.
Máy xạ trị có thể là một trong hai loại: collimator độc lập (Jaw-only) hoặc collimator đa lá (Multi Leaf Collimator - MLC).
Giữa hệ Jaw-only (JO) và MLC có những điểm chung và khác nhau về cơ chế điều biến chùm tia nên kỹ thuật đo, chuẩn liều cũng phải có những đặc thù riêng.
Về nguyên tắc, có thể áp dụng cho tất cả các loại bệnh và vị trí ung thư có chỉ định dùng tia xạ.
Thực tế thường áp dụng cho những khối u liền kề với các tổ chức nguy cấp, chẳng hạn những khối u vòm họng, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi v.v..
Cần đánh giá đúng giai đoạn bệnh và tiên lượng vủa bệnh để có chỉ định thích hợp.
Bác sĩ xạ trị
Kỹ sư vật lý, kỹ thuật viên đo liều
Kỹ thuật viên xạ trị
Máy xạ trị (Cobalt-60 hoặc gia tốc với hệ MLC)
Máy mô phỏng cắt lớp - CTSim (có cổng DICOM), hoặc MRI hay PET/CT...
Máy tính liều với phần mềm đặc biệt
Máy đo liều
Phantom hoặc film đo liều chuyên dụng
Dụng cụ cố định tư thế người bệnh
Mạng LANTIS với Record and Verify (R&V)
Chọn lọc người bệnh.
Chụp CT hoặc MRI, PET/CT.
Lựa chọn (các) vùng thể tích u (bia), các tổ chức nguy cấp liền kề
Lập kế hoạch xạ trị theo IMRT bằng máy xạ trị với hệ MLC
Chọn năng lượng chùm tia
Chọn phương án phân bố liều tối ưu
Tối ưu hóa trực tiếp độ mở collimator (Direct Apperture Optimazation-DAO) bằng tọa độ các lá của hệ MLC.
Truyền thông tin sang máy điều trị qua mạng LANTIS (R&V)
Đo, chuẩn liều tại các vùng phân bố liều cực đại, trung bình và cực tiểu (QA)
Xử trí kết quả, đánh giá sai số giữa các kết quả đo và tính toán.
Qua biểu đồ thể tích liều lương- DVH (Dose Volume Histogram), ghi nhận dữ liệu về thông số các thể tích (các) bia (khối u), thể tích các tổ chức nguy cấp liền kề cùng liều lượng tương ứng tại các vùng thể tích đó.
Tọa độ các lá của hệ MLC.
Khảo sát các vùng phân bố liều cực đại, trung bình và cực tiểu.
Liều phân bố tại (các) thể tích u (bia) và tại (các) tổ chức lành liên quan.
Các số liệu và kết quả đo liều kiểm tra trên phantom (QA).
Sai số giữa đo trực tiếp và tính toán trong quy trình lập kế hoạch.
Các thông số qua mạng LANTIS - R&V (Record &Verify).
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh