Nguyên nhân sa trực tràng rất đa dạng, có thể kể đến các nguyên nhân như: Nguyên nhân giải phẫu, nguyên nhân sinh hoạtvà nguyên nhân chấn thương. Cụ thể:
Nguyên nhân giải phẫu:
-Trực tràng không dính vào thành bụng sau.
-Túi cùng Douglas thấp.
-Độ gấp góc bóng trực tràng – ống hậu môn không đủ.
-Thiếu độ cong xương cùng.
-Đáy chậu khiếm khuyết.
-Van trực tràng kém phát triển.
Táo bón kéo dài là một trong những nguyên nhân sa trực tràng
Nguyên nhân sinh hoạt:
-Thói quen đại tiện không đúng (đại tiện nhiều lần trong ngày, tư thế ngồi sai, rặn nhiều…)
-Ngồi bô nhiều.
-Bị táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài.
-Suy dinh dưỡng, nhẹ cân.
-Thiếu vitamin B.
Nguyên nhân chấn thương:
– Sau các phẫu thuật sản phụ khoa.
– Tiền sử chấn thương vùng đáy chậu…
Để biết chính xác nguyên nhân sa trực tràng, người bệnh cần được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa và làm các kiểm tra, xét nghiệm cần thiết.
Sa trực tràng không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu để lâu không chữa trị sẽ đem lại rất nhiều phiền toái cho người bệnh và nhiều biến chứng nặng nề khác. Cụ thể:
Sa trực tràng nặng có thể làm niêm mạc ruột bị tổn thương, loét và chảy máu.
Khối sa quá lớn không thể tự co vào trong ống hậu môn tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm, sưng đau, lở loét…
Gây nhiều phiến toái, bất tiện cho người bệnh.
Sa trực tràng ở nữ giới nếu không điều trị sớm có thể gây viêm nhiễm phụ khoa.
Gây tình trạng táo bón nặng và kéo dài, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác tại hậu môn, trực tràng.
Khối sa có thể bị hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.
Sa trực tràng không điều trị có thể biến chứng thành ung thư trực tràng gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh