Loét đường tiêu hóa là tình trạng niêm mạc đường tiêu hóa bị loét gây chảy máu, đau, thủng dạ dày… khiến thức ăn không xuống được ruột. Từ những nguyên nhân gây loét đường tiêu hóa dưới đây chúng ta sẽ có biện pháp phòng ngừa bệnh phù hợp.
Nguyên nhân gây loét đường tiêu hóa
Loét là một thuật ngữ chỉ tình trạng tổn thương ở da, niêm mạc ruột hoặc ở miệng. Loét đường tiêu hóa có thể là do những nguyên nhân như:
- Vi khuẩn HP: Theo nghiên cứu, có tới 90% các trường hợp nhiễm vi khuẩn HP bị loét dạ dày và khoảng 70% trường hợp loét tá tràng. Đây là một loại vi khuẩn nguy hiểm có thể lây lan từ người này sang người khác khi sử dụng chung đồ dùng ăn uống.
- Stress căng thẳng kéo dài: Thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, stress kéo dài sẽ gây tổn thương cho dạ dày, khiến người bệnh dễ bị loét dạ dày và tình trạng loét ngày càng nghiêm trọng hơn.
- Do chế độ ăn uống không khoa học: Thường xuyên ăn những thực phẩm chua, cay, nóng…; sử dụng đồ uống chứa chất kích thích… gây kích thích đường tiêu hóa, khiến đường tiêu hóa bị ảnh hưởng nghiêm trọng gây loét.
- Sử dụng thuốc trong thời gian dài: Loét đường tiêu hóa có liên quan tới các thuốc kháng viêm, giảm đau nếu sử dụng trong thời gian dài gây tổn thương niêm mạc dạ dày dẫn tới loét.
Việc dùng thuốc kéo dài cũng gây hại cho hệ tiêu hóa, khiến đường ruột gặp vấn đề.
Theo các chuyên gia y tế, khi bị loét đường tiêu hóa người bệnh thấy xuất hiện các triệu chứng đau bụng, khó tiêu, đầy hơi, khó chịu, đặc biệt sau bữa ăn hoặc nửa đêm. Những triệu chứng này kéo dài gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Tình trạng loét dạ dày kéo dài còn có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như thủng dạ dày. Do đó người bệnh cần đi khám ngay khi có triệu chứng của bệnh để kịp thời xử lý.
Biện pháp phòng ngừa loét đường tiêu hóa hiệu quả
Căn cứ vào các nguyên nhân gây loét đường tiêu hóa vừa nêu trên chúng ta sẽ có biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả. Cụ thể:
Phòng ngừa vi khuẩn HP
- Cách phòng tránh nhiễm vi khuẩn HP là không sử dụng chung đồ dùng ăn uống như thìa, bát, đũa… với người bệnh.
- Cần vệ sinh răng miệng hàng ngày và súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn.
- Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để tránh nhiễm khuẩn.
Cân bằng chế độ ăn uống
Việc ăn uống đúng cách không chỉ giúp nâng cao sức đề kháng mà còn giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh loét đường ruột.
- Bổ sung những thực phẩm giàu vitamin như rau, củ quả tươi; uống nhiều nước; ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa.
- Tránh những đồ ăn cứng, rắn, có vị chua, cay, nóng hoặc những thực phẩm chưa chế biến kỹ, tươi sống như gỏi, tiết canh…
- Hạn chế các đồ uống kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê…
Tuân thủ theo đúng thuốc điều trị bệnh
Để phòng loét đường tiêu hóa người bệnh cần tuân thủ theo đúng thuốc điều trị của bác sĩ. Không sử dụng thuốc trong thời gian dài, cần dùng đúng liều, đủ lượng và tái khám định kỳ.
Duy trì tâm lý thoải mái
Đây cũng là cách phòng ngừa loét đường tiêu hóa hiệu quả. Chúng ta cần có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ sẽ giúp tăng cường sức khỏe và phòng bệnh hợp lý.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp