✴️ Phục hồi chức năng viêm đa rễ, đa dây thần kinh (Hội chứng Guillain Barré)

Nội dung

I. ĐẠI CƯƠNG

Hội chứng Guillain-Barré nằm trong nhóm viêm đa dễ dây thần kinh, là một hội chứng với các biểu hiện:

  • Tổn thương lan toả nơ ron thần kinh ngoại vi cả vận động và cảm giác.
  • Giảm vận động, giảm cảm giác ở ngoại vi, thường biểu hiện cả hai bên, có tính chất đối xứng, ở gốc chi nhiều hơn ngọn chi, tổn thương có tính chất lan lên.
  • Phân ly protein – tế bào trong dịch não tuỷ.

 

II. CHẨN ĐOÁN

1. Các công việc của chẩn đoán

1.1. Hỏi bệnh, khám và lượng giá chức năng

- Nhịp tim nhanh, Huyết áp tăng hoặc giảm.

- Rối loạn cảm giác: Cảm giác như kiến bò ở ngón tay, ngón chân hoặc cả hai.

- Rất khó cử động mắt, khó nhai, khó nói và khó nuốt.

- Yếu hoặc liệt hai chân, khó cử động hoặc liệt hai tay: liệt mềm, phản xạ gân xương giảm.

- Khó thở, nếu nặng bệnh nhân có thể bị suy hô hấp.

- Không có rối loạn cơ tròn: đại tiểu tiện tự chủ.

- Phần lớn bệnh nhân hội chứng Guillain-Barré bị liệt trong vòng 4 tuần sau khi có triệu chứng đầu tiên. Một vài trường hợp triệu chứng có thể tiến triển rất nhanh, gây liệt hoàn toàn chân, tay và cơ hô hấp trong vòng vài giờ.

1.2. Chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng

- Chọc dịch não tủy: phân ly đạm tế bào

- Đo điện cơ

2. Chẩn đoán xác định: 

Dựa vào lâm sàng và xét nghiệm dịch não tủy.

3. Chẩn đoán nguyên nhân

Chưa rõ ràng. Giả thiết là cơ thể miễn dịch hoặc dị ứng.

 

III. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VÀ ĐIỀU TRỊ

1. Nguyên tắc phục hồi chức năng và điều trị

- Tập càng sớm càng tốt ngay sau khi qua giai đoạn cấp tính

- Phòng ngừa thương tật thứ phát

2. Các phương pháp và kỹ thuật phục hồi chức năng

- Chăm sóc và phục hồi chức năng hô hấp

- Tập vận động theo thang điểm thử cơ

- Tập hoạt động trị liệu chức năng sinh hoạt hàng ngày

- Sử dụng dụng cụ trợ giúp (dụng cụ chình hình, nạng, thanh song song, khung tập đi, dụng cụ hỗ trợ sinh hoạt hàng ngày…)

3. Các điều trị khác

3.1. Về hồi sức

Cần chú ý ba nguy cơ chính:

  • Liệt vận động lan toả: loét đè ép, tắc mạch phổi, viêm phổi.
  • Liệt hô hấp, tử vong nhanh.
  • Rối loạn thần kinh thực vật, thần kinh tự chủ.

Xử trí:

  • Thông khí nhân tạo: qua nội khí quản, qua canule mở khí quản, thở máy, hút đờm rãi
  • Vận động trị liệu: vỗ rung, tập vận động khớp, xoa bóp.
  • Khám phổi, X-quang thường xuyên: phát hiện viêm phổi, xẹp phổi.
  • Tập thở khi cơ hô hấp có dấu hiệu hồi phục.
  • Dinh dưỡng: phải đảm bảo calo khoảng 2000 kcalo/ngày.
  • Điều trị: Hạ Natri máu, hội chứng ADH.

3.2. Điều trị đặc hiệu

- Lọc huyết tương: nên thực hiện sớm, nhưng giá thành đắt:

  • 2 lần / mỗi 48 giờ: chưa có liệt vận động chân.
  • 4 lần / mỗi 48 giờ: có liệt vận động chân.
  • Chống chỉ định: bệnh nhân có biến chứng nhiễm trùng, không có đường vào.

- Corticoid: không có hiệu quả rõ ràng.

- Các globulin miễn dịch (Ig) 0.4 g/kg/ngày x 5 ngày.

  • Chống chỉ định: Suy thận, dị ứng.
  • Đắt tiền.
  • Có thể vẫn thất bại, đăc biệt là điều trị muộn.

- Điều trị nguyên nhân virút: khó vì chưa xác định được rõ loại virút nào.

 

IV. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM

Theo dõi và phòng ngừa tái phát.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top