Một thực tế là, việc sử dụng thuốc chống trầm cảm đang có xu hướng tăng mạnh. Theo thống kê của Liên minh quốc gia Hoa Kỳ về các bệnh Tâm thần (NAMI), có khoảng 67% số người bị trầm cảm sử dụng thuốc chống trầm cảm là phương pháp điều trị chính.
Và mặc dù được sử dụng phổ biến, nhưng thuốc chống trầm cảm không phải an toàn tuyệt đối và không phải là không có nguy cơ, dẫn đến có rất nhiều câu hỏi đặt ra về sự an toàn cũng như cách sử dụng thuốc chống trầm cảm. Đó là lý do vì sao bạn nên trao đổi với bác sỹ để được thông tin đầy đủ về thuốc chống trầm cảm và đưa ra quyết định về loại thuốc phù hợp.
Các loại thuốc chống trầm cảm
Có 2 nhóm thuốc chống trầm cảm thường được kê để điều trị trầm cảm, bao gồm các loại thuốc ức chế chọn lọc serotonin (SSRIs) và các thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine (SNRI). Những loại thuốc này có tác dụng lên 2 chất hóa học trong não bộ là serotonin và norepinephrine. Còn một loại thuốc chống trầm cảm khác tác dụng lên chất dopamine trong não bộ.
Hai loại thuốc cũ hơn được dùng để điều trị trầm cảm là tricyclic và thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOIs), nhưng những loại thuốc này hiện này không được coi là những phương pháp điều trị hàng đầu nữa.ư
Các câu hỏi thường gặp về thuốc chống trầm cảm
Có một số câu hỏi mà rất nhiều người thường hỏi các bác sỹ tâm lý về các loại thuốc chống trầm cảm. Dưới đây là 10 câu hỏi thường gặp nhất đã được thống kê lại.
#1: Thuốc chống trầm cảm có tác dụng phụ không?
Tác dụng phụ trong thời gian ngắn của thuốc chống trầm cảm sẽ phát triển trong vòng 2 tuần đầu tiên dùng thuốc, bao gồm đau đầu, buồn nôn, run tay và mất ngủ. Nếu bạn gặp phải các triệu chứng này, hãy nhớ rằng, chúng chỉ là tạm thời. Còn có một số tác dụng phụ kéo dài khác của thuốc chống trầm cảm bao gồm tăng cân, suy giảm ham muốn và mệt mỏi. Những tác dụng phụ này có thể liên quan đến việc sử dụng cả các thuốc SSRI và SNRI. Thuốc chống trầm cảm chỉ nên sử dụng nếu những lợi ích của việc dùng thuốc nhiều hơn nguy cơ mà việc dùng thuốc mang lại. Do vậy, bạn nên thảo luận với bác sỹ về việc bạn mong đợi gì khi dùng thuốc. Nếu tác dụng phục của thuốc là không chấp nhận được, thì bác sỹ có thể sẽ đổi thuốc cho bạn.
#2: Bệnh trầm cảm có tiến triển nặng hơn trước khi khá hơn không?
Một số người thấy rằng, các triệu chứng bệnh trầm cảm lúc đầu có vẻ sẽ nặng hơn vì các tác dụng phụ khi mới sử dụng thuốc. Để thuốc phát huy tác dụng hoàn toàn, sẽ cần một khoảng thời gian là 6 tuần. Do vậy, bạn nên nhớ rằng, nếu đã dùng thuốc thì nên kiên nhẫn, mọi việc rồi sẽ khá hơn.
#3: Các thuốc chống trầm cảm có gây nghiện không?
Đây là một câu hỏi rất phổ biến, và câu trả lời là: Không. Mặc dù bạn sẽ bạn giảm dùng thuốc dần khi bệnh tiến triển khá hơn, nhưng điều này không giống với việc bị nghiện thuốc.
#4: Thuốc chống trầm cảm có làm tính cách của tôi thay đổi hay không?
Thuốc chống trầm cảm không làm thay đổi tính cách của bạn, nhưng việc uống thuốc có thể sẽ khiến một số người cảm thấy hơi “trơ” về mặt cảm xúc. Một số người uống thuốc chống trầm cảm nói rằng, họ không cảm thấy trầm cảm nữa, nhưng họ cũng chẳng thấy hạnh phúc nữa. Đây là những trường hợp rất hiếm gặp, nhưng nếu nó xảy ra thì sẽ thường xảy ra với các loại thuốc tác dụng lên serotonin trong não bộ. Trong trường hợp này, thay đổi sang dùng loại thuốc tác dụng lên dopamine có thể sẽ giúp ích cho bạn.
#5: Tôi sẽ cần phải uống thuốc chống trầm cảm trong vòng bao lâu?
Mục tiêu của bạn là sẽ phải cải thiện được 100% các triệu chứng trầm cảm của bạn, nên để đạt được mục tiêu này, sẽ phải mất vài tháng. Một khi bạn đã bắt đầu dùng thuốc, bạn nên tiếp tục dùng thuốc trong khoảng 4-12 tháng tiếp theo trước khi giảm dần lượng thuốc sử dụng theo hướng dẫn của bác sỹ. Những người đã từng bị ít nhất 3 đợt trầm cảm sẽ cần phải điều trị dự phòng trầm cảm lâu dài, có nghĩa là sẽ phải uống thuốc chống trầm cảm trong vòng vài năm.
#6: Nếu tôi vẫn xuất hiện các triệu chứng trầm cảm thì sao?
Nếu bạn đã uống thuốc chống trầm cảm trong hơn 6 tuần và bạn vẫn thấy mình trầm cảm, thì có thể bạn sẽ cần phải uống thuốc liều cao hơn hoặc đổi sang dùng một loại thuốc khác. Trao đổi với bác sỹ nếu bạn vẫn xuất hiện các triệu chứng trầm cảm và hỏi ý kiến bác sỹ xem bạn có cần thay đổi gì trong các dùng thuốc hay không.
#7: Nếu tôi quên không uống một liều thuốc thì sao?
Một số người có niềm tin sai lầm rằng họ chỉ nên uống thuốc vào ngày họ cảm thấy mình buồn bã, nhưng trên thực tế, bạn sẽ phải uống thuốc chống trầm cảm hàng ngày. Nếu bạn quên uống một liều thuốc, hãy uống bổ sung ngay khi bạn nhớ ra. Nhưng một số loại thuốc chống trầm cảm sẽ không nên uống vào một số thời điểm nhất định trong ngày vì có thể sẽ gây mất ngủ.
#8: Tôi có thể uống rượu cùng với thuốc chống trầm cảm không?
Ảnh hưởng của rượu lên những người đang dùng thuốc chống trầm cảm rất khác nhau. Một số người sẽ thấy rượu không có ảnh hưởng gì, trong khi một số người khác sẽ thấy rằng một ly rượu sẽ có tác dụng lên họ như 3 ly khi họ đang dùng thuốc chống trầm cảm. Ngoài ra, rượu cũng là một loại thuốc chống trầm cảm, có thể khiến bạn cảm thấy buồn bã, và sẽ chống lại các lợi ích của việc dùng thuốc của bạn. Nhưng, nếu việc bạn uống một ly rượu vang vào bữa tối là một việc quan trọng và bắt buộc phải làm với bạn, bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ. Bạn cũng nên nhớ rằng, chỉ nên uống với một lượng vừa phải, sau khi uống không nên lái xe và không nên uống một mình.
#9: Thuốc chống trầm cảm có an toàn không nếu tôi đang mang thai?
Thuốc chống trầm cảm có liên quan tới việc sinh non, bất thường về tim và thậm chí là chứng tự kỷ. Do vậy, bạn nên trao đổi với bác sỹ nếu bạn đang mang thai hoặc đang cố thụ thai để bạn có thể đưa ra quyết định đúng đắn nhất về cả 2 việc.
#10: Tôi có thể sử dụng thực phẩm chức năng cùng với thuốc chống trầm cảm không?
Một số loại thực phẩm chức năng không nên được sử dụng cùng với thuốc chống trầm cảm. Ví dụ, thuốc SSRI không nên dùng chung với cỏ St. John wort vì chúng có cùng tác dụng. Nhưng sử dụng dầu cá cùng với thuốc chống trầm cảm thì sẽ không sao cả. Bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi bắt đầu sử dụng bất kỳ một loại thực phẩm chức năng nào cùng với thuốc chống trầm cảm được kê đơn.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh