Để trái tim hoạt động bình thường, các động mạch vành cần phải cung cấp lượng máu đầy đủ đến cơ tim. Nhưng khi tắc động mạch vành xảy ra, quá trình này gặp khó khăn, ngưng trệ thì sẽ gây ra những bất thường cho hệ tim mạch và hệ lụy đối với toàn cơ thể. Cùng tìm hiểu về tình trạng tắc nghẽn mạch vành gây nguy hiểm như thế nào nhé.
Đông mạch vành gồm động mạch mũ, động mạch liên thất trước và động mạch vành phải. Đây là hệ thống động mạch duy nhất cho cơ tim. Muốn trái tim hoạt động bình thường, động mạch vành cần mang đủ số lượng máu giàu oxy đến cơ tim.
Khi mạch vành bị tắc nghẽn một phần hoặc cục bộ sẽ làm giảm lượng máu đến cơ tim. Nếu lúc đó bạn đang hoạt động thể lực, cơ thể cần nhiều oxy, cơ tim tăng co bóp, tăng huyết áp…mà không đáp ứng được, lượng máu cung cấp giảm sẽ gây đau thắt ngực. Tình trạng này có thể tái phát nhiều lần, gây ảnh hưởng tới cuộc sống người bệnh.
Không chỉ vậy, tắc động mạch vành có thể dẫn đến đột tử hoặc những biến chứng dễ gây tử vong như: sốc tim, loạn nhịp thất, suy tim trái cấp.
Trong trường hợp mạch vành bị tắc hẹp do mảng xơ vữa, sau đó những mảng này vỡ ra có thể gây co thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Vì vậy, những người có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch cần đề phòng, kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.
Quá trình sống tạo ra rất nhiều yếu tố nguy cơ gây tắc mạch vành. Các bác sĩ chia nguyên nhân gây bệnh làm hai nhóm chủ yếu: nhóm nguy cơ không thể thay đổi và có thể thay đổi được như sau.
Bệnh mạch vành thường có nguy cơ xảy ra cao hơn ở một số đối tượng như:
Lối sống, ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi của chúng ta cũng đem đến nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh.
Trong đó, điều chỉnh nhóm nguy cơ có thể thay đổi góp phần quan trọng vào việc làm giảm sự phát triển và tính nguy hiểm của hiện tượng tắc nghẽn động mạch vành.
Hai dấu hiệu sớm cảnh báo nguy cơ tắc nghẽn động mạch vành là những cơn đau vùng tim và đau thắt vùng ngực.
Đau ngực được chia thành hai loại:
Những cơn đau tim do hẹp động mạch vành thường có biểu hiện như:
Trong cơn đau bệnh nhân có thể kèm vã mồ hôi, mệt mỏi, buồn nôn, khó thở. Ngoài ra, người bị bệnh mạch vành có thể gặp các hiện tượng khác như:
Ngoài các triệu chứng nói trên, bệnh nhân có thể gặp cả những dấu hiệu khác hoặc không gặp triệu chứng điển hình nào. Vì vậy rất nhiều người chủ quan, cho rằng đó chỉ là vấn đề sức khỏe không đáng lo ngại.
Hiện nay bệnh mạch vành được điều trị chủ yếu bằng phương pháp nội khoa. Tùy thuộc tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định một hoặc nhiều loại thuốc phối hợp: thuốc chẹn kênh calci, thuốc chống kết vón tiểu cầu, thuốc ức chế thụ thể beta, thuốc hạ cholesterol máu, nhóm Fibrat… Việc sử dụng thuốc nào, liều lượng ra sao phải được các bác sĩ chỉ định sau khi thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng. Như vậy mới cho hiệu quả tối ưu và tránh những tác dụng phụ không mong muốn hoặc ảnh hưởng đến các bệnh lý đi kèm.
Nếu bệnh tình nặng hơn, bệnh đã gây ra biến chứng hoặc điều trị nội khoa không đáp ứng thì các phương pháp khác sẽ được đề nghị nhằm tái tưới máu mạch vành, cải thiện lượng máu nuôi dưỡng cơ tim.
Một điều rất quan trọng nhất trong điều trị hẹp động mạch vành là bệnh nhân có ý thức tự loại bỏ các yếu tố nguy cơ như hút thuốc, uống rượu bia, béo phì, huyết áp cao, tiểu đường… để tránh khiến bệnh tăng nặng, hạn chế việc phải dùng đến các biến pháp can thiệp khác.
Vì đây là một căn bệnh nguy hiểm nên mỗi chúng ta cần chủ động phòng bệnh tiên phát nghĩa là dự phòng không để bệnh xảy ra và dự phòng thứ phát để bệnh không tiến triển. Dù áp dụng cách phòng tránh nào chúng ta đều cân:
Thay đổi thói quen sống lành mạnh: Bỏ hút thuốc, ngủ đủ giấc, hạn chế căng thẳng.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh