THÀNH PHẦN
Glibenclamid.....................5 mg
Tá dược vừa đủ..............1 viên
CHỈ ĐỊNH
Ðiều trị đái tháo đường không phụ thuộc insulin (typ 2), khi không giải quyết được bằng chế độ ăn uống, giảm trọng lượng cơ thể và luyện tập.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Ðái tháo đường phụ thuộc insulin (typ 1), đái tháo đường thiếu niên hoặc không ổn định.
Hôn mê do đái tháo đường.
Các triệu chứng cấp tính của mất bù do chuyển hóa trong nhiễm khuẩn hoặc hoại thư.
Tổn thương nặng gan hoặc thận, thiếu dinh dưỡng.
Quá mẫn với glibenclamid.
Người mang thai hoặc cho con bú.
LIỀU DÙNG – CÁCH DÙNG
Ðiều quan trọng là phải thực hiện những lời khuyên về ăn uống và chế độ điều trị bằng ăn uống trước khi bắt đầu dùng thuốc. Liều glibenclamid phải thăm dò cho từng người để tránh bị hạ glucose huyết. Viên thuốc được uống vào khoảng 30 phút trước bữa ăn.
Liều dùng ban đầu thường từ 2,5 - 5 mg mỗi ngày, uống vào trước bữa ăn sáng 30 phút. Nếu cần, phải điều chỉnh liều, cứ 1 - 2 tuần, tăng từng 2,5 mg mỗi lần, cho tới khi đạt được mức yêu cầu về glucose huyết. Liều duy trì thường từ 1,25 - 10 mg/ngày. Liều cao hơn 10 mg/ngày có thể chia làm 2 lần uống. Liều tối đa là 15 mg/ngày.
Khi đang dùng các thuốc chống đái đường khác chuyển sang glibenclamid: Bắt đầu uống glibenclamid 2,5 - 5 mg ngay sau ngày ngừng thuốc đã dùng trước. Nếu cần tăng dần liều, mỗi lần thêm 2,5 mg cho đến khi nồng độ glucose huyết đạt mức yêu cầu.
Với người cao tuổi suy dinh dưỡng phải giảm liều. Vì tác dụng của glibenclamid tương đối kéo dài, một số ý kiến khuyên tốt nhất là tránh dùng thuốc này cho người cao tuổi.
Người có tổn thương thận hoặc gan, liều đầu tiên 1,25 mg/ngày.
THẬN TRỌNG
Cần thận trọng khi chức năng thận suy giảm vì các chất chuyển hóa cũng có tác dụng hạ glucose huyết ở mức độ nhất định.
Những người thiếu dinh dưỡng, những người bị xơ cứng động mạch não và người cao tuổi.
Người bệnh dị ứng với sulfonamid và các dẫn chất sulfonamid có thể bị dị ứng chéo với glibenclamid.
Tuân thủ chế độ ăn uống và dùng thuốc đều đặn là vấn đề hết sức quan trọng để điều trị thành công và phòng ngừa những thay đổi không mong muốn về nồng độ glucose huyết.
CHÚ Ý ĐỀ PHÒNG
Cần thận trọng khi chức năng thận suy giảm vì các chất chuyển hóa cũng có tác dụng hạ glucose huyết ở mức độ nhất định.
Những người thiếu dinh dưỡng, những người bị xơ cứng động mạch não và người cao tuổi.
Người bệnh dị ứng với sulfonamid và các dẫn chất sulfonamid có thể bị dị ứng chéo với glibenclamid.
Tuân thủ chế độ ăn uống và dùng thuốc đều đặn là vấn đề hết sức quan trọng để điều trị thành công và phòng ngừa những thay đổi không mong muốn về nồng độ glucose huyết.
BẢO QUẢN
Nơi khô mát, không quá 30°C, tránh ánh sáng.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh