Thống kê cho thấy cứ 3 người chạy bộ thì có một người bị chấn thương liên quan đến chạy ở một giai đoạn nào đó trong đời. Khoảng 3 trong số 4 chấn thương liên quan đến chạy bộ xảy ra ở cẳng chân. Các vị trí gặp chấn thương phổ biến bao gồm đầu gối, mắt cá chân, ống chân và bàn chân. Người chạy bộ cũng có khả năng bị chấn thương ở lưng và háng.
Các thương tích thông thường bao gồm: phồng rộp do bàn chân trượt hoặc cọ xát bên trong giày; đau và viêm ở các cơ và gân chạy dọc theo chiều dài của ống chân; chấn thương mô mềm như bong gân hoặc rách dây chằng, chấn thương da như cháy nắng và vết bầm tím. Ngã khi chạy cũng có thể gây ra vết trầy xước.
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ chấn thương khi chạy bộ bao gồm:
Mẹo giúp ngăn ngừa chấn thương
Khởi động kỹ trước khi chạy, bao gồm nhiều động tác kéo giãn cơ. Hãy đảm bảo kéo căng triệt để các cơ ở đùi và bắp chân. Hạ nhiệt sau khi chạy bằng cách ngâm chân trong nước đá, kết hợp giãn cơ.
Uống nhiều nước trước, trong và sau khi chạy.
Bắt đầu chạy từ từ với tốc độ mà bạn vẫn có thể trò chuyện và không bị khó thở. Không tập quá sức, lên kế hoạch tăng dần thời gian và tần suất bạn chạy trong vài tháng. Duy trì tốc độ chạy ổn định, dễ dàng trong 8 đến 12 tuần.
Chọn những đôi giày vừa vặn, chuyên được thiết kế để chạy giúp hỗ trợ đôi chân và giảm nguy cơ chấn thương.
Tránh chạy vào thời điểm nóng nhất trong ngày của mùa hè, tốt nhất nên chạy vào buổi sáng hoặc buổi tối. Thoa kem chống nắng lên tất cả các vùng da tiếp xúc ánh nắng. Mặc nhiều lớp quần áo ở phần trên cơ thể để tránh bị quá nóng và quần áo phải có độ thấm mồ hôi tốt.
Chạy trên bề mặt bằng phẳng, mịn, đều và mềm. Tránh bề mặt không bằng phẳng, cát và bêtông. Thay đổi bề mặt chạy dần dần. Tránh chạy gần đường lớn. Hít phải khói thải của xe có thể gây ra một loạt vấn đề liên quan đến hô hấp.
Chia nhỏ thời gian chạy bằng cách xen kẽ giữa đi bộ và chạy bộ trong 20 đến 30 phút. Đặt các mục tiêu đơn giản có thể đạt được cho từng lượt chạy.
Dành thời gian phục hồi thể chất đầy đủ và ngủ đủ giấc. Sắp xếp những ngày nghỉ ngơi giữa các lần chạy hoặc giảm khoảng cách, thời lượng chạy trong tuần. Kết hợp các bài tập cẳng chân nhằm tăng cường sức mạnh bắp chân, cơ tứ đầu, gân kheo và cơ mông.
Cách xử lý chấn thương khi chạy bộ
Nếu gặp chấn thương, hãy ngừng chạy và đến bác sĩ kịp thời để được chẩn đoán và điều trị. Các chấn thương mô mềm như dây chằng hoặc bong gân có thể điều trị bằng cách nghỉ ngơi, băng bó, băng ép vùng bị sưng và nâng cao vùng bị thương lên hơn tim.
Không chạy lại cho đến khi vết thương hoàn toàn lành. Trong thời gian chờ đợi, hãy chuyển sang hình thức tập thể dục có tác động thấp để không làm trầm trọng thêm chấn thương, chẳng hạn như bơi lội.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh