Biseko

Nội dung

Thành phần:

Protein huyết tương người, Albumin, Các Immunoglobulin G.A.M

Công dụng:

  • Ðiều trị sốc giảm thể tích.

  • Giảm albumin máu trầm trọng. Tuy nhiên dung dịch albumin chỉ điều trị triệu chứng, nên phối hợp với điều trị nguyên nhân.

  • Phụ trợ trong lọc thận nhân tạo và phẫu thuật có tuần hoàn ngoài cơ thể.

  • Trong trường hợp đòi hỏi dịch keo nồng độ cao và ít cần dịch nên sử dụng loại 25%.

  • Phụ trợ trong lọc thận nhân tạo cho bệnh nhân lọc thận dài ngày hoặc cho bệnh nhân bị quá tải tuần hoàn và không dung nạp thể tích lớn dung dịch muối trong điều trị sốc hoặc hạ huyết áp.

  • Trong các phẫu thuật tim phổi; tuy nhiên, chưa xác lập được chế độ điều trị tối ưu.

Liều lượng - cách dùng:

Albumin dùng tiêm truyền tĩnh mạch. Tổng liều tùy từng cá nhân.
Ở người lớn liều tiêm truyền ban đầu là 500 mL (Albumin 5%), 100mL (Albumin 20%, 25%). Liều thêm vào tùy vào chỉ định bệnh lý.

Khi điều trị bệnh nhân bị sốc với lượng máu giảm nhiều, Albumin cần được truyền càng nhanh càng tốt để cải thiện tình trạng bệnh lý và phục hồi thể tích máu, 15-30 phút sau có thể lặp lại nếu liều ban đầu không đủ. Ở bệnh nhân có thể tích máu bình thường hoặc giảm nhẹ, tốc độ truyền là 1-2mL/phút (Albumin 5%), 1mL/phút (Albumin 20%, 25%).

Nếu sự pha loãng Albumin 20%, 25% cần thiết trên lâm sàng, dung dịch pha loãng thích hợp là Clorua Natri 0,9% vô trùng hoặc Dextrose 5% vô trùng trong Nước.

Sử dụng ở trẻ em: Sử dụng ALBUMIN (NGƯỜI) U.S.P, Albumin ở trẻ em chưa được đánh giá trên lâm sàng. Liều lượng thay đổi tùy tình trạng bệnh lý và cân nặng. Tiêu biểu, liều 1/4-1/2 liều người lớn có thể dùng, hoặc liều có thể tính toán theo 0,6-1g/kg cân nặng (12-20mL Albumin 5%, 3-5mL Albumin 20% hay 2,4-4mL Albumin 25%). Tốc độ truyền ở trẻ em bằng 1/4 tốc độ người lớn.
Albumin 20% & Albumin 25%: Ðối với vàng da tán huyết sơ sinh, liều thích hợp để gắn bilirubin huyết thanh tự do là 1g/kg cân nặng trong suốt quá trình.
Chế phẩm cần được kiểm tra bằng mắt để phát hiện cặn lắng và sự đổi màu trước khi đem dùng, bất cứ khi nào dung dịch và chai cho phép.

Sử dụng với bộ tiêm truyền:

Bỏ nắp nhựa trên đầu lọ, bộc lộ nắp cao su. Khử trùng nắp cao su không để cồn tồn đọng. Tuân theo kỹ thuật vô trùng và chuẩn bị dụng cụ tiêm vô trùng như sau

1. Ðóng khóa của bộ dây truyền (chảy tương đương 15 giọt/mL Albumin 5% và 19 giọt/mL Albumin 20% hay 25%).

2. Lật ngược chai chọc kim thẳng vào chính giữa nắp. Không chọc nghiêng hoặc xoay vặn.

3. Lập tức lật ngược chai để tạo tự động mức dịch thích hợp trong buồng nhỏ giọt (đầy một nửa).

4. Lắp kim tiêm vào bộ dây truyền, mở khóa và đuổi không khí khỏi kim và dây truyền, rồi đóng khóa.

5. Tiêm tĩnh mạch và điều chỉnh giọt.

6. Bỏ hết dụng cụ tiêm truyền sau khi sử dụng. Bỏ hết thuốc thừa.

Khi bộ tiêm truyền không được sử dụng:

Bỏ nắp nhựa trên đầu lọ, bộc lộ nắp cao su. Khử trùng nắp cao su không để cồn tồn đọng. Tuân theo kỹ thuật vô trùng và chuẩn bị dụng cụ tiêm vô trùng như sau

1. Dùng kỹ thuật vô trùng, nối kim lọc với ống tiêm nhựa vô trùng sử dụng một lần.

2. Chọc kim vào chai ALBUMIN (NGƯỜI) U.S.P, Albumin.

3. Rút Albumin từ lọ vào ống tiêm.

4. Lấy kim lọc khỏi ống tiêm.

5. Gắn kim thích hợp vào ống chích.

6. Bỏ hết dụng cụ tiêm truyền sau khi sử dụng. Bỏ hết thuốc thừa.

Chống chỉ định :

Albumin chống chỉ định ở bệnh nhân thiếu máu nặng hoặc suy tim với thể tích máu nội mạch bình thường hoặc tăng.
Sự sử dụng Albumin thì chống chỉ định ở bệnh nhân có bệnh sử dị ứng với sản phẩm này.

Tác dụng phụ

Phản ứng dị ứng có thể xảy ra gây sốt, ớn lạnh, nổi mẩn, buồn nôn, ói mửa, tim đập nhanh và hạ huyết áp. Nếu phản ứng xảy ra, truyền chậm hoặc ngưng truyền có thể làm mất các triệu chứng trên. Nếu đã ngưng truyền và bệnh nhân đòi hỏi phải truyền ALBUMIN (NGƯỜI) U.S.P, Albumin, nên dùng sản phẩm của lô khác.

Albumin, đặc biệt nếu truyền nhanh, có thể gây quá tải dẫn đến phù phổi.

return to top