Dibetalic

Nội dung

Thuốc Dibetalic là gì?

Điều trị viêm da tiết bã nhờn, vảy nến ở mình hoặc da đầu; vảy da đầu và các trường hợp bệnh da tróc vảy khác, loại bỏ các hạt mụn cơm thông thường và ở bàn chân. Chứng tăng sừng khu trú ở gan bàn tay và gan bàn chân.

Thành phần 

  • Dược chất chính: Acid Salicylic
  • Loại thuốc: Thuốc tróc lớp sừng da, chống tiết bã nhờn, trị vảy nến; chất ăn da
  • Dạng thuốc, hàm lượng: Hộp 1 tuýp x 15 g

Công dụng 

  • Acid salicylic được dùng tại chỗ dưới dạng đơn chất hoặc phối hợp với thuốc khác (resorcinol, lưu huỳnh) để điều trị triệu chứng các trường hợp:
  • Viêm da tiết bã nhờn, vảy nến ở mình hoặc da đầu; vảy da đầu và các trường hợp bệnh da tróc vảy khác.
  • Loại bỏ các hạt mụn cơm thông thường và ở bàn chân.
  • Chứng tăng sừng khu trú ở gan bàn tay và gan bàn chân.
  • Trứng cá thường

Liều dùng

Liều lượng và cách dùng:

  • Bôi acid salicylic tại chỗ trên da, 1 - 3 lần/ngày.

  • Dạng thuốc mỡ, thuốc nước hoặc kem bôi: Bôi lượng vừa đủ lên vùng da cần điều trị, xoa nhẹ.

  • Không dùng các chế phẩm có nồng độ acid salicylic trên 10% cho các mụn cơm vùng da bị nhiễm khuẩn, viêm, kích ứng, ở mặt, bộ phận sinh dục, mũi, miệng, các mụn cơm có lông mọc, nốt ruồi hoặc vết chàm. Cũng không dùng các chế phẩm này cho những người bệnh bị đái tháo đường hoặc suy tuần hoàn

Tác dụng phụ 

Tác dụng không mong muốn (ADR):

  • Dùng dài ngày acid salicylic trên diện rộng có thể bị ngộ độc salicylat (với các triệu chứng: Lú lẫn, chóng mặt, đau đầu nặng hoặc liên tục, thở nhanh, tiếng rung hoặc tiếng vo vo trong tai liên tục). Ðiều trị các mụn cơm với thuốc nồng độ cao có thể gây ăn da, và do đó làm các mụn cơm dễ lan rộng.
  • Thường gặp, ADR > 1/100: Kích ứng da nhẹ, cảm giác bị châm đốt.
  • Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100: Kích ứng da, trung bình đến nặng. Loét hoặc ăn mòn da, đặc biệt khi dùng chế phẩm có acid salicylic nồng độ cao

Lưu ý 

Thận trọng khi sử dụng

  • Các chế phẩm của acid salicylic chỉ được dùng ngoài.

  • Tránh bôi vào miệng, mắt, niêm mạc. Bảo vệ vùng da xung quanh, tránh vùng da nứt nẻ; không nên bôi thuốc lên mặt, vùng hậu môn sinh dục, hoặc trên diện rộng. Có thể gây tác dụng toàn thân khi dùng quá nhiều.

  • Mặc dù salicylat dùng tại chỗ ít được hấp thu hơn nhiều so với uống nhưng vẫn có thể xảy ra phản ứng phụ. Ðể hạn chế sự hấp thu acid salicylic, không nên dùng thời gian dài, nồng độ cao, bôi trên diện rộng hay bôi trên vùng da bị viêm hoặc nứt nẻ.

  • Cũng cần thận trọng khi bôi trên các đầu chi người bệnh suy giảm tuần hoàn ngoại vi và người đái tháo đường

  •  Lưu ý khi sử dụng thuốc cho các trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, mới phẫu thuật…)

Thời kỳ cho con bú:

Không hạn chế dùng thuốc này cho người cho con bú. Tuy nhiên, không bôi thuốc vào vùng quanh vú để tránh trẻ nuốt phải thuốc

return to top