Điều trị tăng huyết áp và tăng kali máu bằng thuốc lợi tiểu

Thuốc lợi tiểu hoạt động bằng cách làm thận tăng lượng muối và nước bài tiết ra khỏi cơ thể. Điều này có nghĩa bạn sẽ đi tiểu nhiều hơn.

Theo thời gian, sự tăng bài tiết này làm cho thể tích huyết tương giảm, làm giảm thể tích chất lỏng chứa trong các động mạch.

Khối lượng giảm này lần lượt giảm "lực đẩy" gây ra bởi máu trên thành động mạch, từ đó làm giảm huyết áp.

 

Thuốc lợi tiểu thông thường điều trị tăng huyết áp

Thuốc lợi tiểu có thể là thuốc không cần kê đơn hoặc thuốc kê đơn. Các thuốc lợi tiểu thông thường nhất được sử dụng để điều trị tăng huyết áp cần kê đơn bao gồm:

  • Microzide (hydrochlorothiazide)
  • Lasix (furosemide)
  • Aldactone (spironolactone)
  • Midamor (amiloride)

 

Thuốc lợi tiểu có làm mất kali?

Do sự gia tăng đào thải nước và sự loại bỏ muối, hầu hết các thuốc lợi tiểu cũng làm cơ thể mất kali. Điều này có thể sẽ gây ra một số vấn đề vì kali rất quan trọng đối với sức khoẻ, đặc biệt là nếu bạn bị tăng huyết áp. Kali đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh huyết áp và hoạt động bơm máu của tim. Khoáng chất này cũng làm giảm tác dụng của natri trên cơ thể bạn.

Nếu bạn đang sử dụng thuốc lợi tiểu thúc đẩy sự mất kali, bác sỹ sẽ giám sát chặt chẽ mức độ kali của bạn. Ngay cả khi bạn nạp đủ lượng kali được khuyến cáo hàng ngày (trung bình khoảng 4.700 mg/ngày), thì có thể vẫn không đủ.

 

 

Các triệu chứng của tình trạng hạ kali

Các triệu chứng cho thấy cơ thể đã bắt đầu xuất hiện tình trạng hạ kali có thể bao gồm:

  • Táo bón
  • Chuột rút
  • Tim đập nhanh
  • Yếu cơ
  • Tê hoặc ngứa râm ran

Các triệu chứng cho thấy bạn bị hạ một lượng lớn kali:

  • Nhịp tim bất thường
  • Cảm thấy đau đầu hoặc chóng mặt
  • Ngừng tim đột ngột

 

Dự phòng mất kali

Các bác sĩ sử dụng nhiều cách khác nhau để giảm thiểu sự mất kali xảy ra khi sử dụng thuốc lợi tiểu. Trong một số trường hợp, bác sỹ có thể cho bạn sử dụng một loại thuốc lợi tiểu đặc biệt gọi là thuốc lợi tiểu giữ kali. Không giống như các thuốc lợi tiểu thông thường khác, chúng không làm mất đi lượng kali khỏi cơ thể.

Một số loại thuốc lợi tiểu giữ kali bao gồm:

  • Amiloride
  • Spironolactone
  • Triamterene

Tùy thuộc vào tình trạng của bạn, bác sỹ cũng có thể đề nghị bổ sung kali. Đối với phần lớn bệnh nhân, thuốc lợi tiểu giữ kali hoặc thuốc bổ bổ sung kali sẽ giải quyết được vấn đề.

Để giải quyết vấn đề này từ góc độ dinh dưỡng, bạn có thể thử ăn các thực phẩm giàu kali như khoai lang, cà chua và rau cải. Tuy vậy, chỉ cải thiện chế độ ăn thường không đủ để bạn trở lại bình thường nhưng có thể phần nào cải thiện tình trạng thiếu kali.

 

Các nguyên nhân khác khiến bạn bị hạ kali máu

Dùng thuốc lợi tiểu không phải là nguyên nhân duy nhất khiến bạn bị hạ kali máu. Trong một số trường hợp, các vấn đề sức khỏe khác cũng có thể khiến cơ thể bị hạ kali.

Các nguyên nhân thông thường khiến cơ thể mất kali bao gồm:

  • Sử dụng lháng sinh
  • Bệnh tiêu chảy
  • Mức magiê thấp
  • Đổ mồ hôi
  • Nôn

 

Các thuốc thay thế thuốc lợi tiểu

Không phải tất cả các thuốc điều trị tăng huyết áp đều thải kali ra khỏi cơ thể bạn. Các thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE), thuốc chẹn thụ thể angiotensin II (ARBs) và chất ức chế renin đều được kê để giúp hạ huyết áp và ngược lại làm tăng mức kali.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top