Sỏi túi mật là một thể rắn dạng viên hoặc dạng bùn xuất hiện trong túi mật. Sỏi được hình thành do tình trạng quá bão hòa của một trong ba thành phần của dịch mật gồm cholesterol, sắc túi mật và muối canxi. Số lượng và kích thước sỏi là khác nhau tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh. Có những viên sỏi từ vài mm đến vài cm hoặc có thể có một đến hàng trăm viên.
Trong quá trình tồn tại và phát triển, sỏi túi mật có thể làm tắc nghẽn dòng chảy của dịch mật và làm ứ trệ dịch mật trong túi mật. Khi túi mật co bóp sẽ làm gia tăng áp lực bên trong gây phù nề, viêm nhiễm cuối cùng làm hoại tử túi mật.
Tùy vào tình trạng bệnh mà có phác đồ điều trị sỏi túi mật khác nhau.
Những triệu chứng ban đầu của sỏi túi mật thường diễn ra âm thầm và chưa rõ ràng. Phần lớn người bệnh chỉ được phát hiện khi khám sức khỏe định kỳ hoặc sỏi đã gây ra những triệu chứng bất thường. Đó là:
Trên thực tế, nếu là sỏi “lặng im” không có triệu chứng, người bệnh hoàn toàn có thể sống chung với nó nhiều năm mà không cần phải can thiệp. Tuy nhiên trong một số trường hợp sỏi túi mật có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Bao gồm:
Phác đồ điều trị sỏi túi mật hiệu quả giúp ngăn chặn kịp thời các biến chứng nguy hiểm.
Phác đồ điều trị sỏi túi mật như thế nào là mối quan tâm của nhiều người bệnh. Căn cứ vào kích thước, triệu chứng của bệnh cùng với chức năng túi mật và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Có khoảng đến 80% trường hợp sỏi túi mật không có triệu chứng hoặc chỉ có một vài biểu hiện thoáng qua trên đường tiêu hóa. Các trường hợp đó bao gồm:
Khi này, phác đồ điều trị sỏi túi mật thường được chỉ định là theo dõi thêm. Người bệnh tái khám 3 tháng/lần, thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt kết hợp với điều trị bằng thuốc làm tan sỏi.
Trong trường hợp khi chưa có những biến chứng nguy hiểm, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng thêm một số loại thuốc. Các loại thuốc sử dụng để điều trị triệu chứng như giảm đau, hạ sốt, kháng sinh, chống viêm…. Khi sỏi túi mật gây biến chứng, người bệnh cần nhập viện ngay để được can thiệp bằng ngoại khoa. Tùy theo tình trạng và sức khỏe người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định một số phương pháp sau:
Đây được xem là giải pháp điều trị tối ưu cho sỏi túi mật đã gây biến chứng vì sự an toàn và tỷ lệ thành công cao. Bác sĩ sẽ luồn ống nội soi đi qua 1 đường rạch nhỏ khoảng 1cm ở trên bụng. Sau đó tiến hành bóc tách và cắt bỏ túi mật ra khỏi cơ thể. Đây là một cuộc phẫu thuật tương đối nhẹ nhàng. Thời gian phẫu thuật ngắn khoảng trên 60 phút. Người bệnh có thể xuất viện ngay sau ngày đầu phẫu thuật và ổn định sau khoảng 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, phương pháp này không áp dụng được trong trường hợp người bệnh có sức đề kháng kém, người cao tuổi, người béo phì hay mắc các bệnh gan mật phức tạp.
Phương pháp được áp dụng trong trường hợp người bệnh được chỉ định cắt bỏ túi mật nhưng không thích hợp mổ nội soi hoặc mổ nội soi thất bại. Bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường lớn ở trên bụng để lộ túi mật rồi cắt bỏ và đưa túi mật ra ngoài. Thực hiện phương pháp này, người bệnh phải nằm viện từ 5 đến 7. Và mất khoảng 4 đến 6 tuần để người bệnh trở lại bình thường.
Để rút ngắn thời gian điều trị và giúp người bệnh nhanh hồi phục, một số lưu ý cần kết hợp thực hiện cùng với phác đồ điều trị sỏi túi mật là:
Như vậy kiên trì thực hiện đúng theo phác đồ điều trị sỏi túi mật của bác sĩ là phương án tối ưu giúp cải thiện, ngăn chặn và đẩy lùi được các biến chứng của bệnh. Ngoài ra người bệnh cũng nên kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi khoa học để góp phần hỗ trợ điều trị đạt kết quả cao, ngăn chặn tái phát.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh