Fluotin

Thuốc Floutin là gì?

Chỉ định điều trị: Trầm cảm, rối loạn xung lực cưỡng bức - ám ảnh. Chứng ăn vô độ, hội chứng hoảng sợ. Rối loạn tiền kinh nguyệt.

Thành phần

  • Dược chất chính: Fluoxetin 20mg    
  • Loại thuốc: Thuốc chống trầm cảm
  • Dạng thuốc, hàm lượng: Hộp 2 vỉ x 10 viên nang

Công dụng 

Điều trị:

  • Trầm cảm.
  • Rối loạn xung lực cưỡng bức - ám ảnh.
  • Chứng ăn vô độ.
  • Hội chứng hoảng sợ.
  • Rối loạn tiền kinh nguyệt.

Liều dùng 

Cách dùng

Thuốc dùng uống

Liều dùng

Trầm cảm
Người lớn: 

  • Liều ban đầu: 20 mg x 1 lần/ngày, uống vào buổi sáng. Có thể tăng đến tối đa 80 mg/ngày (60 mg đối với người cao tuổi).
  • Liều dùng trên 20 mg/ngày có thể được chia làm 2 lần (sáng và trưa) hoặc 1 lần/ngày.

Trẻ em 8 tuổi trở lên: 

  • Liều ban đầu: 10 mg/ngày. Sau 1 tuần tăng đến 20 mg/ngày. 
  • Trẻ em nhẹ cân không nên tăng liều trong vài tuần và sau đó chỉ tăng khi nào kém đáp ứng lâm sàng.

Rối loạn xung lực cưỡng bức - ám ảnh
Người lớn:
Liều ban đầu: 20 mg x 1 lần/ngày. Sau vài tuần có thể tăng lên 60 mg/ngày. Liều 80 mg/ngày đã được dùng, có thể chia làm 2 lần.
Trẻ em 7 tuổi trở lên: 

  • Liều bắt đầu: 10 mg/ngày. 
  • Trẻ em nhẹ cân được tăng đến liều 20-30 mg/ngày sau vài tuần.
  • Thanh thiếu niên và trẻ nặng cân hơn có thể tăng đến 20 mg/ngày sau 2 tuần; có thể tăng thêm đến 60 mg/ngày sau vài tuần.

Chứng ăn vô độ

60 mg x 1 lần/ngày.

Hội chứng hoảng sợ

Liều ban đầu: 10 mg x 1 lần/ngày, tăng đến 20 mg/ngày sau 1 tuần. Có thể tăng đến 60 mg/ngày sau vài tuần.

Rối loạn tiền kinh nguyệt

  • 20 mg/ngày, bắt đầu 14 ngày trước khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt và tiếp tục cho đến ngày đầu tiên của chu kỳ.
  • Bệnh nhân cao tuổi: Dùng liều thấp hơn hoặc ít thường xuyên hơn.
  • Bệnh nhân suy gan nặng: Dùng liều thấp hơn (như dùng liều cách ngày)

Tác dụng phụ

Rất thường gặp

  • Mệt mỏi, nhức đầu, mất ngủ, tiêu chảy, buồn nôn.   

Thường gặp

  • Cảm giác lo sợ, lo âu, hốt hoảng, thao thức, rối loạn giấc ngủ, giấc mơ bất thường, căng thẳng, ớn lạnh, nôn, khó tiêu, khô miệng, giảm ham muốn tình dục, hoa mắt, loạn vị giác, thờ ơ, buồn ngủ, run, giảm sự thèm ăn, nhìn mờ, đánh trống ngực, chứng đỏ bừng, ngáp, phát ban, nổi mày đay, ngứa, tăng tiết mồ hôi, đau khớp, đi tiểu thường xuyên, chảy máu phụ khoa, suy giảm chức năng cương dương, rối loạn xuất tinh.

Ít gặp

  • Khó chịu, cảm giác bất thường, cảm giác lạnh, cảm giác nóng, khó nuốt, tâm trạng phấn chấn, sảng khoái, suy nghĩ bất thường, cực khoái bất thường, nghiến răng, tăng hoạt động tâm thần, rối loạn vận động, mất điều hòa, rối loạn cân bằng, co giật cơ, giãn đồng tử, hạ huyết áp, rụng tóc, tăng xu hướng bị bầm tím, ra mồ hôi lạnh, co giật cơ, khó tiểu, suy giảm chức năng tình dục.

Lưu ý 

Thận trọng khi sử dụng

  • Vì tác dụng gây động kinh nên dùng thận trọng các thuốc SSRI ở những bệnh nhân bị động kinh hoặc có tiền sử các rối loạn này. Nên ngưng điều trị nếu cơn động kinh phát triển hoặc gia tăng tần suất động kinh.
  • Bệnh nhân bị bệnh tim hoặc có tiền sử rối loạn chảy máu.
  • Bệnh nhân bị tăng nhãn áp góc đóng.
  • Bệnh nhân bị tiểu đường vì các thuốc SSRI có thể thay đổi việc kiểm soát đường huyết.
  • Fluoxetin bị chuyển hóa ở gan nên dùng thận trọng hoặc giảm liều ở bệnh nhân suy chức năng gan.
  • Bệnh nhân nên được theo dõi chặt chẽ suốt giai đoạn điều trị ban đầu, đến khi cải thiện đáng kể bệnh trầm cảm vì tự tử là một nguy cơ gắn liền với bệnh nhân trầm cảm.
  • Tính an toàn của fluoxetin chưa được thiết lập trong thời kỳ mang thai và vì thế không khuyến cáo dùng fluoxetin cho phụ nữ mang thai.
  • Fluoxetin và chất chuyển hóa của nó phân bố vào sữa mẹ. Vì thế, không nên dùng fluoxetin ở phụ nữ cho con bú và nên thông báo cho bác sỹ nếu dự định cho con bú.
  • Mặc dù fluoxetin cho thấy không gây ảnh hưởng đến tâm thần vận động ởnhững người tình nguyện khỏe mạnh, bất cứ thuốc ảnh hưởng thần kinh nào cũng có thể làm suy giảm óc suy xét hoặc các kỹ năng. Bệnh nhân nên tránh lái xe hoặc vận hành máy móc nguy hiểm cho đến khi chắc chắn hoạt động của họ không bị ảnh hưởng.
return to top