Hội chứng hoại tử thượng bì nhiễm độc

Đây là những hình ảnh của một phụ nữ bị phản ứng khủng khiếp, đến 90% cơ thể, sau khi dùng kháng sinh.

Sandy Duperval, 34 tuổi, mắc chứng hoại tử thượng bì nhiễm độc và phải chiến đấu với bệnh tật trong bệnh viện.

7 năm trước, bác sĩ đã kê cho cô một đơn thuốc nhiễm trùng xoang nhưng 10 ngày sau đó, cơ thể xô xuất hiện phát ban. Khi tình trạng sức khỏe trở nên tồi tệ hơn, cô được đưa đến bệnh viện và bác sĩ cảnh báo rằng cô khó sống sót qua khỏi đêm nay.

Tuy nhiên, cô ca sĩ đến từ Toronto, Canada, này đã được cứu sống sau ca phẫu thuật. Cô cũng cởi mở chia sẻ về tình trạng của mình để khuyến khích người khác không bao giờ bỏ cuộc.

Theo chia sẻ của Sandy Duperval, khi sự nghiệp đang lên, cuộc sống của cô hoàn toàn thay đổi chỉ sau một đêm và phải mất nhiều năm sau, làn da cũng như sức khỏe của cô mới trở lại được bình thường. Mỗi lần xem lại các bức ảnh, Sandy không khỏi xúc động. Nó khiến cô trân trọng từng hơi thở của mình hơn.

Trong tháng 12 năm 2009, trước khi lưu diễn ở Morocco, Sandy được chỉ định dùng 2 loại kháng sinh sulfamethoxazole và trimethoprim trong 10 ngày để điều trị bệnh xoang. Nhưng sau đó cô thấy mình xuất hiện phát ban khắp người. Lúc này, cô lại được bác sĩ kê thuốc kháng histamine và cho điều trị tại nhà.

Tuy nhiên, các vết phát ban xuất hiện nhiều ở miệng, thậm chí bắt đầu lở loét, cô trở lại bệnh viện để khám. Vài giờ trôi qua, sức khỏe của cô trở nên tồi tệ hơn, làn da bong tróc. Các bác sĩ cho rằng, có thể cô đã mắc bệnh mụn rộp nghiêm trọng do tiếp xúc với những con khỉ trong các tour diễn.

Gia đình cô cũng được thông báo rằng có thể cô không qua khỏi ngay đêm hôm đó vì bác sĩ da liễu đang vắng mặt. Tuy nhiên, mẹ cô bị đe dọa sẽ kiện nếu bệnh viện không có bác sĩ điều trị. Đến thời điểm này, cô Duperval đã trong tình trạng nửa tỉnh nửa mê, phải dùng codeine và moóc-phin để kiểm soát cơn đau. Cô cũng không thể tự thở và các vết loét đã lan rộng khắp dạ dày.

Bác sĩ phẫu thuật thực hiện đặt nội khí quản để giúp cô thở và cô đã bị hôn mê 3 ngày. Tình trạng bệnh ảnh hưởng đến hơn 90% cơ thể cô, da trên môi và bàn tay, bàn chân bị bong tróc, móng tay gãy, miệng và môi không ngừng chảy máu. Cô phải điều trị liên tục trong 4 tuần tại bệnh viện và sau đó may mắn giữ được mạng sống.

Chia sẻ về thời gian điều trị, Sandy cho biết: 'Khi họ lấy ống ra khỏi người, tôi thấy máu ở miệng chảy ra và tôi nhận thấy điều tồi tệ. Sau đó, lần đầu nhìn thấy gương mặt mình trong gương tôi đã khóc như chưa bao giờ được khóc. Phải mất 5 năm sau, làn da tôi mới hoàn toàn hồi phục'.

Sau đó cô phải đối mặt với sự lo âu và rối loạn tâm lý sau chấn thương. Mặc dù vậy, cô cũng rất lạc quan: 'Việc phục hồi là rất khó nhưng tôi rất biết ơn vì đã được sống. Dù sống với sự lo lắng nhưng tôi cũng luôn giữ tâm trí tích cực'.

 

Sử dụng kháng sinh và những mối lo ngày càng lớn

Từ trường hợp của Sandy Duperval, có thể thấy việc sử dụng kháng sinh cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến những hệ quả nghiêm trọng. Mới đây, tình trạng phát triển của siêu vi khuẩn tại Mỹ cũng dấy lên mối lo ngại có thật về tình trạng kháng kháng sinh đe dọa sức khỏe có thể khiến loài người rơi bế tắc. Vì thế, vấn đề kháng kháng sinh là một vấn đề toàn cầu mà không một nước nào ở ngoài cuộc.

Từ trước đến nay, chúng ta vẫn tin vào kháng sinh - loại thuốc được coi là thần dược của y học hiện đại. Thế nhưng, với sự lạm dụng, sử dụng không đúng mục đích hoặc thiếu thận trọng, ngày nay, loài người đang phải đối mặt với nguy cơ kháng kháng sinh và những siêu vi khuẩn thách thức việc chữa bệnh.

Trong thực tế điều trị, nhận thấy kháng kháng sinh là 1 tình trạng nguy hiểm. Tình trạng kháng kháng sinh rất nghiêm trọng, tốc độ kháng kháng sinh nhanh hơn nhiều so với việc phát hiện ra kháng sinh mới. Nếu cứ sử dụng kháng sinh như hiện nay, một ngày không xa người bệnh nằm trên đủ các loại thuốc kháng sinh thế hệ mới cũng không cứu được dù những con vi khuẩn thông thường.

Trong khi đó, tại Việt Nam, những nguyên nhân khiến cho tình trạng kháng kháng sinh có cơ hội gia tăng chủ yếu là do thói quen tự ý mua và sử dụng thuốc. Người dân có thể mua thuốc kháng sinh dễ dàng và dùng mà không cần chỉ định của bác sĩ. Thậm chí, nếu thấy bệnh không khỏi, họ còn tăng liều lượng cao hơn.

Nguyên nhân thứ hai là do việc kê đơn của thầy thuốc. Sở dĩ như vậy là vì nhiều bệnh nhân lười tái khám và tự ý dùng theo đơn thuốc cũ của bác sĩ. Chính vì thói quen lười tái khám mà bác sĩ không thể theo dõi được sự chuyển biến của bệnh cũng như sức khỏe của bệnh nhân trong thời gian dùng thuốc nên một số bác sĩ đã kê kháng sinh mạnh ngay từ đầu.

Để tránh tình trạng đối mặt với loại vi khuẩn không thuốc chữa, các nhà khoa học khuyến cáo các y sĩ cần kiểm soát kĩ lượng kháng sinh và tránh lạm dụng loại thuốc này khi kê đơn cho bệnh nhân của mình.

Hoại tử thượng bì nhiễm độc là gì?

Hoại tử thượng bì nhiễm độc (hội chứng Lyell) là một phản ứng, dị ứng thuốc nặng nhất, có khả năng đe dọa tính mạng con người.

Bệnh thường xảy ra khi bắt đầu dùng một loại thuốc mới và không chỉ biểu hiện ở da như những bệnh nhân bị bỏng nặng mà còn dẫn đến viêm loét hoại tử hầu hết niêm mạc, gây tổn thương nội tạng rất nặng nề.

Nguyên nhân gây ra hội chứng Lyell chủ yếu là do thuốc. Các loại thuốc đều có thể gây ra hội chứng này nhưng phổ biến nhất là thuốc chống viêm không steriod, thuốc chống động kinh, thuốc chống sốt rét, kháng herpes, kháng lao...

Một số ít trường hợp mắc bệnh này do nhiễm khuẩn, tiêm vắc-xin huyết thanh...

Hoại tử thượng bì nhiễm độc thường xuất hiện sau khi sử dụng thuốc 1-2 tuần, có trường hợp tới 45 ngày. Bệnh xuất hiện với những triệu chứng thường gặp như: Tổn thương da (phát ban, lở loét giống như bị bỏng...); Tổn thương niêm mạc; Bị bệnh ở mắt (viêm giác mạc, kết mạc...); Viêm loét âm đạo, âm hộ; Sốt; Xuất huyết...

 

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top