Hytinon

Thành phần:

Hydroxyurea

Chỉ định:

Điều trị u hắc tố, ung thư bạch cầu tủy bào mạn tính, ung thư tái phát, di căn hoặc carcinom buồng trứng không mổ được.

Kết hợp với xạ trị: ung thư tế bào biểu mô ở đầu & cổ.

Liều lượng - Cách dùng

- Khối u cứng: 

+ Trị liệu gián đoạn: 3 ngày uống 1 liều 80 mg/kg. 

+ Trị liệu liên tục: mỗi ngày uống 1 liều 20 - 30 mg/kg. 

+ Trị liệu kết hợp: 3 ngày uống 80 mg/kg. 

- Ung thư bạch cầu tủy bào mạn tính: mỗi ngày 20 - 30 mg/kg.

Các lưu ý:

- Cần thời gian điều trị là 6 tuần để thấy tác dụng chống khối u của hydroxyurea. Khi khối u giảm kích thước, nên tiếp tục dùng thuốc. Nếu bạch cầu xuống dưới 2500/ mm3 hoặc tiểu cầu xuống dưới 100.000/ mm3, nên ngưng dùng thuốc. Sau ba ngày nên kiểm tra lại công thức máu, có thể dùng thuốc lại khi lượng bạch cầu và tiểu cầu ở mức chấp nhận được. Thường chỉ cần vài ngày là công thức máu trở lại bình thường. Nếu không hồi phục trong thời gian điều trị phối hợp với xạ trị, thì phải ngưng xạ trị. Nên cẩn thận khi dùng hydroxyurea với các thuốc khác có độc tính tế bào.

- Nếu bị đau do viêm niêm mạc tại vị trí xạ trị, có thể dùng thuốc giảm đau thoa tại chỗ hoặc thuốc uống. Nếu bị nặng, có thể tạm thời ngưng sử dụng hydroxyurea. Nếu bị quá nặng thì cũng phải ngưng xạ trị. Tuy nhiên hiếm có trường hợp phải ngưng thuốc.

- Các rối loạn đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn mửa, chán ăn do điều trị phối hợp sẽ bớt khi ngưng sử dụng hydroxyurea tạm thời.

- Suy thận: Nên cân nhắc giảm liều dùng ở bệnh nhân suy thận. Nên kiểm soát các thông số huyết học ở những bệnh nhân này.

- Suy gan: Không có dữ liệu về việc điều chỉnh liều dùng ở bệnh nhân suy gan. Nên theo dõi các thông số huyết học ở những bệnh nhân này.

Chống chỉ định:

Suy tủy xương, thiếu máu nặng, quá mẫn với thành phần của thuốc.

Tương tác thuốc:

- Sử dụng hydroxyurea và các thuốc gây ức chế tủy xương hoặc xạ trị sẽ làm tăng nguy cơ suy tủy xương.

- Hydroxyurea làm tăng nồng độ acid uric trong huyết thanh, cần điều chỉnh liều dùng của các thuốc tăng acid uric niệu.

- Viêm tụy và độc tính gan có thể dẫn đến tử vong, bệnh thần kinh ngoại vi nặng ở một số bệnh nhân nhiễm HIV điều trị phối hợp hydroxyurea với các thuốc kháng retrovirus đặc biệt là kết hợp didanosin và stavudin.

- Không có nghiên cứu về tương tác với các loại thuốc khác.

Tác dụng phụ:

- Tác dụng không mong muốn chủ yếu là suy tủy xương (thiếu bạch cầu, thiếu máu, đôi khi thiếu tiểu cầu).

- Các triệu chứng trên đường tiêu hoá ít gặp hơn (viêm lưỡi, chán ăn, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, táo bón).

- Các phản ứng trên da: nổi sần đỏ, loét da, viêm da, nổi ban đỏ trên mặt, tăng sắc tố da, loạn dưỡng da và móng.

- Rụng tóc và tiểu khó thường ít gặp.

- Các rối loạn thần kinh đặc biệt hiếm (nhức đầu, chóng mặt, ảo giác, co giật).

- Suy chức năng thận tạm thời (tăng acid uric huyết thanh, BUN, creatinin).

Chú ý đề phòng:

- Nên kiểm tra tình trạng tổng thể của máu, kể cả tủy xương, chức năng thận, gan trước và trong quá trình điều trị.

- Xác định công thức máu, đếm hồng cầu và đếm tiểu cầu nên xác định ít nhất một lần trong tuần trong suốt thời gian điều trị bằng hydroxyurea. Nếu bạch cầu giảm xuống dưới 2,5 x 109/ L, hoặc tiểu cầu giảm < 100 x 109/ L, nên ngưng điều trị. Nên đếm kiểm tra lại sau 3 ngày và điều trị lại khi các giá trị tăng gần đến mức bình thường.

- Trường hợp thiếu máu nặng phải thay thế máu trước khi điều trị bằng hydroxyurea.

- Hydroxyurea làm chậm độ thanh thải huyết tương và giảm tốc độ của sự sử dụng sắt bởi hồng cầu nhưng không biến đổi thời gian sống của hồng cầu.

- Hydroxyurea nên sử dụng thận trọng với bệnh nhân bị suy chức năng thận rõ rệt.

- Hydroxyurea không có chứng minh sử dụng phối hợp với thuốc kháng retrovirus dùng cho bệnh HIV và có thể làm cho việc điều trị thất bại, gây độc tính ở bệnh nhân HIV.

- Bệnh nhân điều trị với hydroxyurea trong thời gian dài để điều trị các bệnh tăng sinh tủy xương như tăng hồng cầu: thiếu bạch cầu thứ phát đã được cảnh báo.

- Độc tính lên mạch máu da bao gồm loét mạch máu và hoại thư đã xảy ra ở bệnh nhân tăng sinh tủy xương khi điều trị với hydroxyurea. Tăng nguy cơ độc tính viêm mạch ở bệnh nhân điều trị đồng thời bằng interferon.

- Có thể tăng acid uric trong huyết thanh, gây nên gout, tình trạng xấu nhất là bệnh thận do acid uric, đặc biệt khi sử dụng với chất độc hại tế bào khác. Vì thế cần thiết theo dõi thường xuyên mức độ acid uric và duy trì đưa nhiều nước vào cơ thể trong suốt thời gian điều trị.

- Nên cẩn thận khi dùng hydroxyurea với các thuốc khác có độc tính tế bào.

Để xa tầm tay trẻ em.

SỬ DỤNG CHO PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ:

Phụ nữ có thai:

Những thuốc có tác động trên sự tổng hợp DNA như là hydroxyurea có thể là tác nhân gây đột biến mạnh. Thầy thuốc nên cân nhắc thận trọng trước khi dùng thuốc này cho các bệnh nhân nam hoặc nữ dự tính có con.

Hydroxyurea được biết là tác nhân gây quái thai ở động vật. Vì thế, không nên dùng hydroxyurea cho những phụ nữ có thai hoặc nghi ngờ có thai trừ trường hợp thầy thuốc đã cân nhắc ích lợi của việc dùng thuốc hơn hẳn những nguy hiểm có thể có.

Phụ nữ cho con bú:

Hydroxyurea được tiết vào sữa mẹ. Vì thế chỉ sử dụng cho phụ nữ cho con bú khi đã cân nhắc lợi ích của thuốc và nguy cơ có thể xảy ra.

return to top