Lidocain

Thuốc Lidocain là gì?

Lidocain dùng gây tê tại chỗ ở niêm mạc. Thuốc thích hợp để gây tê một thời gian ngắn trong các trường hợp sau đây: Trong nha khoa và phẫu thuật miệng. Trong khoa tai mũi họng.Trong nội soi và thăm khám bằng dụng cụ. Trong phụ khoa và sản khoa. Trong khoa da liễu.

Thành phần 

  • Dược chất chính: Lidocaine 3.8g

  • Loại thuốc: Thuốc gây tê tại chỗ.

  • Dạng thuốc, hàm lượng: Thuốc phun mù, Hộp 1 chai 38g.

Công dụng

Gây tê tại chỗ ở niêm mạc. Thuốc thích hợp để gây tê một thời gian ngắn trong các trường hợp sau đây:

  • Trong nha khoa và phẫu thuật miệng.

  • Trong khoa tai mũi họng.

  • Trong nội soi và thăm khám bằng dụng cụ.

  • Trong phụ khoa và sản khoa.

  • Trong khoa da liễu.

Liều dùng 

Cách dùng

Thuốc xịt ngoài da kích thích. 

Liều dùng

Dùng dưới dạng thuốc phun mù bơm vào niêm mạc, mỗi lần bơm sẽ cho ra 4,8mg lidocaine trên bề mặt. Liều lượng thay đổi tùy theo chỉ định và diện tích của khu vực gây tê. Để tránh nồng độ thuốc cao trong huyết tương, quan trọng là phải dùng liều nào thấp nhất mà cho kết quả thỏa đáng. Thông thường 1 - 3 lần bơm là đủ, tuy rằng trong sản khoa có thể dùng đến 15 - 20 lần bơm hay nhiều hơn (tối đa 40 lần bơm cho 70kg thể trọng).

Hướng dẫn liều lượng cho các chỉ định khác nhau:

  • Nha khoa: 1 - 3 lần bơm

  • Phẫu thuật miệng: 1 - 4 lần bơm.

  • Tai - mũi - họng: 1 - 4 lần bơm.

  • Nội soi: 2 - 3 lần bơm.

  • Sản khoa: 15 - 20 lần bơm.

  • Phụ khoa: 4 - 5 lần bơm.

  • Khoa da liễu: 1 - 3 lần bơm.

Tác dụng phụ

  • Dùng gây tê (tại chỗ: có thể gặp viêm tắc tĩnh mạch, viêm màng nhện, shock phản vệ.

  • Dùng chống loạn nhịp (toàn thân): có thể gặp chóng mặt, buồn ngủ, lú lẫn, chậm nhịp tim, hạ huyết áp, co giật.

  • Quá liều gây truỵ tim mạch, rung tâm thất, rối loạn nhịp hoặc ngừng tim, ngừng hô hấp, có thể gây tử vong.

Lưu ý 

Chống chỉ định

  • Mẫn cảm với lidocain.

  • Bệnh nhược cơ.

  • Rối loạn dẫn truyền nhĩ thất, nhĩ thất phân ly.

Tương tác thuốc

  • Lidocain và các thuốc gây tê cấu trúc amid chuyển hoá ở gan, nên các thuốc ức chế enzym gan như thuốc kháng histamin H2 (cimetidin) làm tăng tác dụng và kéo dài tác dụng của lidocain và các thuốc gây tê cùng loại.

  • Dùng đồng thời thuốc ức chế beta - adrenergic (propranolol), với lidocain có thể làm chậm chuyển hoá lidocain do làm giảm lưu lượng máu tới gan dẫn đến tăng nguy cơ ngộ độc lidocain.

return to top