✴️ Meko INH 150 - Mekophar

THÀNH PHẦN

Isoniazid.............................................................................. 150mg

Tá dược vừa đủ..................................................................... 1 viên

(Pregelatinized starch, Povidone, Magnesium stearate)

 

DƯỢC LỰC HỌC

Isoniazid có hoạt tính kháng khuẩn cao tác động trên Mycobacterium tuberculosis và một số chủng Mycobacterium khác bao gồm cả M. kansasii, M. bovis.

Cơ chế tác dụng có thể do thuốc ức chế tổng hợp acid mycolic và phá vỡ thành tế bào vi khuẩn lao.

 

DƯỢC ĐỘNG HỌC

Isoniazid hấp thu nhanh và hoàn toàn theo đường tiêu hóa, phân bố vào tất cả các cơ quan, các mô và dịch cơ thể. Isoniazid chuyển hóa ở gan bằng phản ứng acetyl hóa, chủ yếu tạo thành acetylisoniazid và acid isonicotinic.

Khoảng 75 – 95% thuốc thải trừ qua thận trong vòng 24 giờ dưới dạng chất chuyển hóa không hoạt tính. Một lượng nhỏ thải qua phân.

 

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc.

Suy gan nặng, viêm gan nặng, viêm đa dây thần kinh và người động kinh.

 

CHỈ ĐỊNH

Dự phòng lao: Isoniazid được chỉ định dự phòng lao cho các nhóm người bệnh sau:

Những người trong gia đình và người thường xuyên tiếp xúc với người mới được chẩn đoán bệnh lao (AFB (+)) mà có test Mantoux dương tính và chưa tiêm phòng BCG.

Những người có test Mantoux dương tính đang được điều trị đặc biệt như điều trị corticoid dài ngày, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc độc hại với tế bào hoặc điều trị bằng chiếu tia xạ.

Người nhiễm HIV có test Mantoux dương tính hoặc biết đã có tiếp xúc với người bệnh có khuẩn lao trong đờm, ngay cả khi test Mantoux âm tính.

Điều trị lao: Isoniazid được chỉ định phối hợp với các thuốc chống lao khác như Rifampicin, Pyrazinamid, Streptomycin hoặc Ethambutol theo phác đồ điều trị chuẩn.

 

CÁCH DÙNG – LIỀU DÙNG

Theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

Liều đề nghị: uống 1 lần duy nhất /ngày, tốt nhất trước khi ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn 2 giờ.

Dự phòng lao: người lớn và trẻ em: uống 5mg/kg/ngày, dùng hàng ngày trong 6– 12 tháng.

Điều trị lao: phải dùng phối hợp với các thuốc chống lao khác.

Người lớn: – Điều trị liên tục: 5mg/kg/ngày (tối đa 300mg/ngày)

Điều trị từng đợt: 15mg/kg/2– 3 lần/tuần.

Trẻ em: 10mg/kg/ngày, 3 lần/tuần hoặc 15mg/kg/ngày, 2 lần/tuần.

 

TÁC DỤNG PHỤ

Buồn nôn, nôn, đau vùng thượng vị, sốt, đau cơ, đau khớp, chán ăn. – Độc tính trên gan của Isoniazid có thể xảy ra trên những bệnh nhân bị suy gan, dùng thuốc quá liều, dùng phối hợp với Rifampicin mà không điều chỉnh liều. – Dùng Pyridoxin làm giảm độc tính trên thần kinh của Isoniazid. Độc tính trên thần kinh được biểu hiện qua các bệnh lý thần kinh ngoại biên. Thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

 

THẬN TRỌNG

Người suy giảm chức năng thận nặng, có độ thanh thải creatinin dưới 25ml/phút, phải giảm liều Isoniazid, đặc biệt là người chuyển hóa Isoniazid chậm.

Trong thời gian điều trị Isoniazid mà uống rượu hoặc phối hợp với Rifampicin thì có nguy cơ làm tăng độc tính với gan.

Có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú (nên bổ sung vitamin B6 trong khi dùng Isoniazid)

 

TƯƠNG TÁC

Các thuốc sau đây khi phối hợp với Isoniazid phải điều chỉnh liều: Alfentanil, các chất chống đông máu dẫn chất coumarin hoặc dẫn chất indandion, các Benzodiazepin, Carbamazepine, Theophyllin, Phenytoin, Enflurane, Disulfiram và Cycloserin.

Thận trọng khi dùng Isoniazid với: Rifampicin, Acetaminophen, rượu, niridazole, ketoconazole, corticoid.

Các thuốc kháng acid, đặc biệt muối nhôm làm giảm hấp thu Isoniazid, nên uống cách nhau ít nhất 1 giờ.

 

QUÁ LIỀU – XỬ TRÍ

Triệu chứng:

Buồn nôn, nôn, chóng mặt, nói ngọng, mất định hướng, tăng phản xạ, nhìn mờ, ảo thị giác…Nếu ngộ độc nặng, có thể chuyển sang trạng thái hôn mê, co giật kéo dài, toan chuyển hóa, aceton niệu và tăng glucose huyết.

Cách xử trí:

Đầu tiên phải đảm bảo ngay duy trì hô hấp đầy đủ.

Xử trí co giật bằng cách tiêm tĩnh mạch diazepam hoặc các barbiturate có thời gian tác dụng ngắn, kết hợp với pyridoxine hydrochloride.

Sau khi kiểm soát các cơn co giật và quá liều Isoniazid mới xảy ra trong vòng 2 – 3 giờ thì cần rửa dạ dày.Theo dõi khí/máu, chất điện giải, glucose và urê trong huyết thanh. Tiêm truyền natri bicarbonate để chống toan chuyển hóa và nhắc lại nếu cần.

Sử dụng thuốc lợi tiểu thẩm thấu để giúp thải nhanh thuốc qua thận ra khỏi cơ thể, kết hợp với thẩm phân thận nhân tạo và thẩm phân màng bụng.

 

BẢO QUẢN

Nơi khô, nhiệt độ không quá 30ºC, tránh ánh sáng.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top