Ospamox

Thuốc Ospamox là gì?

Ospamox có thành phần chính là Amoxicillin được chỉ định điều trị cho các nhiễm khuẩn như: nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng, bệnh lậu, nhiễm khuẩn đường mật.

Thành phần

  • Dược chất chính: Amoxicilin
  • Loại thuốc: Kháng sinh nhóm beta lactam, aminopenicilin
  • Dạng thuốc, hàm lượng: Viên nang, 500mg

Công dụng 

Amoxicillin được chỉ định cho các nhiễm khuẩn sau đây:

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới do liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn không tiết penicilinase và H. influenza.
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng.
  • Bệnh lậu.
  • Nhiễm khuẩn đường mật.
  • Nhiễm khuẩn da, cơ do liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn E.coli nhạy cảm với amoxicillin.

Liều dùng 

Cách dùng

Thuốc dùng đường uống

Liều dùng

  • Liều thường dùng là 250 – 500 mg, cách 8 giờ một lần.
  • Trẻ em đến 10 tuổi có thể dùng liều 125 – 250 mg, cách 8 giờ một lần.
  • Trẻ em dưới 20 kg thường dùng liều 20 – 40 mg/kg thể trọng/ngày.
  • Liều 3g, nhắc lại sau 8 giờ để điều trị áp-xe quanh răng, hoặc nhắc lại sau 10 – 12 giờ để điều trị nhiễm khuẩn cấp đường tiết niệu không biến chứng.
  • Ðể dự phòng viêm màng trong tim ở người dễ mắc, cho liều duy nhất 3 g cách 1 giờ trước khi làm thủ thuật như nhổ răng.
  • Dùng phác đồ liều cao 3 g x 2 lần/ngày cho người bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp nặng hoặc tái phát.
  • Nếu cần, trẻ em 3 – 10 tuổi bị viêm tai giữa có thể dùng liều 750 mg x 2 lần/ngày trong 2 ngày.
  • Ðối với người suy thận, phải giảm liều theo hệ số thanh thải creatinin:
  • Cl creatinin < 10 ml/phút: 500 mg/24 giờ. – Cl creatinin > 10 ml/phút: 500 mg/12 giờ.

Tác dụng phụ

Thường gặp: Ngoại ban (3-10%), thường xuất hiện chậm sau 7 ngày điều trị.

Ít gặp:

  • Tiêu hoá: Buồn nôn, nôn, ỉa chảy.
  • Phản ứng quá mẫn: Ban đỏ, ban dát sần và mày đay, đặc biệt là hội chứng Stevens-Johnson.

Lưu ý 

Thận trọng khi sử dụng

  • Các phản ứng quá mẫn trầm trọng và đôi khi có thể dẫn đến tử vong (phản vệ) đã được báo cáo xảy ra trên bệnh nhân dùng các kháng sinh beta-lactam. Nếu xuất hiện phản ứng dị ứng, nên ngưng dùng Amoxicilline và áp dụng trị liệu thay thế thích hợp. Ðã có xuất hiện ban đỏ (đa dạng) đi kèm với sốt nổi hạch (tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn) ở những bệnh nhân dùng amoxycilline. Nên tránh sử dụng Amoxicilline nếu nghi ngờ có tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn. Ðã có báo cáo về hiện tượng kéo dài thời gian prothrombin dù hiếm gặp ở bệnh nhân dùng Amoxicilline. Nên theo dõi chặt chẽ khi sử dụng đồng thời với các thuốc chống đông máu. Khi dùng liều cao phải duy trì thỏa đáng lượng nước thu nhận vào và đào thải ra ngoài theo đường tiểu. Nên điều chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận (xem thông tin kê toa đầy đủ).
  • Amoxicillin có thể làm giảm hiệu lực của các thuốc tránh thai loại uống.

Thời kỳ mang thai và cho con bú

Cũng như đối với tất cả các thuốc, nên tránh dùng trong thai kỳ trừ phi có ý kiến của bác sĩ cho là cần thiết. Có thể dùng Amoxicillin trong thời kỳ nuôi con bú.

Tương tác thuốc

  • Probenecid làm giảm sự bài tiết amoxycillin ở ống thận. Sử dụng thuốc này đồng thời với amoxycillin có thể làm gia tăng và kéo dài nồng độ amoxycillin trong máu.
  • Hấp thu amoxicillin không ảnh hưởng bởi thức ăn trong dạ dày, do đó có thể uống trước hoặc sau bữa ăn.
  • Nifedipin làm tăng hấp thu amoxicillin.
  • Khi dùng allopurinol cùng với amoxicillin sẽ làm tăng khả năng phát ban của amoxicillin.
  • Có thể có sự đối kháng giữa chất diệt khuẩn amoxicillin và các chất kìm khuẩn như cloramphenicol, tetracyclin.
return to top