Pranstad

Thuốc Pranstad là gì?

Hỗ trợ cho chế độ ăn kiêng và tập thể dục trong điều trị tiểu đường tuýp 2. Phối hợp với meformin khi không kiểm soát được mức đường huyết bằng chế độ ăn kiêng, tập thể dục và đơn điều trị với metformin, sulfonylure, repaglinid hay thiazolidinedion

Thành phần 

  • Dược chất chính: Repaglinid

  • Loại thuốc: Hocmon, nội tiết tố

  • Dạng thuốc và hàm lượng: Hộp 3 vỉ x 10 viên, viên nén

Công dụng 

Hỗ trợ cho chế độ ăn kiêng và tập thể dục trong điều trị tiểu đường tuýp 2. Phối hợp với meformin khi không kiểm soát được mức đường huyết bằng chế độ ăn kiêng, tập thể dục và đơn điều trị với metformin, sulfonylure, repaglinid hay thiazolidinedion

Liều dùng

Cách dùng

Uống thuốc 15 phút trước bữa ăn, tuy nhiên có thể dao động từ 30 phút trước bữa ăn đến ngay trước bữa ăn
 Liều dùng

Liều khởi đầu:

  • Bệnh nhân chưa từng điều trị hoặc có HbA1C< 8%: 0,5 mg.
  • Bệnh nhân đã điều trị với các thuốc hạ đường huyết và có HbA1C≥ 8%: 1-2 mg/ lần.
  • Điều chỉnh liều dựa vào đáp ứng đường huyết khi đói.
  • Tăng liều gấp đôi đến 4 mg cho đến khi mức đường huyết đạt yêu cầu. Đo chỉ số đường huyết sau điều chỉnh liều ít nhất 1 lần/tuần.
  • Thang liều đề nghị từ 0,5 mg - 4 mg, trước bữa ăn 2, 3, hoặc 4 lần/ ngày. Liều tối đa:16 mg/ngày

Bệnh nhân đang dùng thuốc tiểu đường khác:

  • Có thể chuyển sang dùng repaglinid. Liều bắt đầu tối đa là 1 mg.

Phối hợp với metformin:

  • Điều chỉnh liều của mỗi thuốc để kiểm soát được đường huyết. Mỗi thuốc nên dùng liều thấp nhất có hiệu quả.

Nhóm bệnh nhân đặc biệt:

  • Bệnh nhân bị suy thận nặng: Bắt đầu với liều 0,5 mg, sau đó điều chỉnh liều cẩn thận.
  • Trẻ em và thanh thiếu niên < 18 tuổi hoặc bệnh nhân > 75 tuổi: Không chỉ định.

Tác dụng phụ 

  • Thường gặp: Hạ đường huyết, nhiễm trùng đường hô hấp trên, viêm xoang, viêm mũi, viêm phế quản, buồn nôn, tiêu chảy, đau khớp, đau lưng, đau đầu.
  • Ít gặp: Táo bón, nôn, khó tiêu, dị cảm, đau ngực, nhiễm trùng đường tiết niệu, dị ứng.

Lưu ý

Thận trọng khi sử dụng

  • Repaglinid không được dùng chung với NPH-insulin.
  • Tất cả các thuốc hạ đường huyết kể cả repaglinid đều có khả năng gây hạ glucose huyết.
  • Suy gan có thể gây tăng nồng độ repaglinid trong máu cao và có thể làm giảm khả năng tân tạo glucose, cả 2 điều này làm tăng nguy cơ hạ glucose huyết nghiêm trọng.
  • Người cao tuổi, bệnh nhân suy nhược hoặc suy dinh dưỡng và suy tuyến thượng thận, suy gan, suy tuyến yên, hoặc suy thận nặng đặc biệt nhạy cảm với tác dụng hạ glucose huyết.
  • Triệu chứng hạ glucose huyết khó nhận thấy ở người cao tuổi, người dùng thuốc chẹn beta-adrenergic. Hạ glucose huyết thường xảy ra khi lượng calori đưa vào cơ thể không đủ, sau khi hoạt động thể lực nặng hoặc kéo dài, uống rượu hoặc dùng đồng thời nhiều loại thuốc hạ glucose huyết.
  • Do khả năng repaglinid gây hạ glucose huyết và biến đổi xương có thể xảy ra ở trẻ đang bú sữa mẹ, nên ngưng dùng thuốc hoặc ngưng cho con bú, cân nhắc tầm quan trọng của thuốc đối với người mẹ. Nếu ngưng dùng repaglinid và chế độ ăn kiêng không đủ để kiểm soát glucose huyết thì dùng insulin thay thế.
  • Bệnh nhân cần thận trọng tránh để hạ glucose huyết trong khi đang lái xe. Điều này đặc biệt quan trọng ở những người khó nhận biết những dấu hiệu của hạ glucose huyết hay thường xuyên bị hạ glucose huyết. Việc lái xe nên được cân nhắc trong những trường hợp này.

 

return to top