THÀNH PHẦN
Rifampicin........................................................................................................ 150mg
Isoniazid ......................................................................................................... 100mg
Tá dược vừa đủ ............................................................................................ 1 viên
(Microcrystalline cellulose, Sodium starch glycolate, Colloidal silicon dioxide, Magnesium stearate, Crospovidone, Low– substituted hydroxypropyl cellulose, Hydroxypropyl methylcellulose, Povidone, Polyethylene glycol 6000, Talc, Polysorbate 80, Titanium dioxide, màu oxide sắt vàng, màu oxide sắt đỏ, màu đỏ Ponceau, màu oxide sắt đen, Ethanol 96%).
DƯỢC LỰC HỌC
Isoniazid là thuốc điều trị lao, có tác dụng chống lại Mycobacterium tuberculosis và các Mycobacterium không điển hình khác do ức chế tổng hợp acid mycolic và phá vỡ thành tế bào vi khuẩn lao.
Rifampicin có hoạt tính với các vi khuẩn thuộc chủng Mycobacterium, đặc biệt là vi khuẩn lao và các Mycobacterium khác do ức chế hoạt tính enzym tổng hợp RNA phụ thuộc DNA của vi khuẩn Mycobacterium và các vi khuẩn khác bằng cách tạo phức bền vững thuốc– enzym.
DƯỢC ĐỘNG HỌC
Isoniazid được hấp thu nhanh và hoàn toàn theo đường tiêu hóa, thức ăn làm chậm hấp thu và giảm sinh khả dụng của thuốc. Isoniazid được phân bố vào tất cả các cơ quan, chuyển hóa ở gan và khoảng 75– 95% thải trừ qua thận trong vòng 24 giờ dưới dạng chất chuyển hóa không có hoạt tính.
Rifampicin được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa, thức ăn làm chậm và giảm hấp thu thuốc. Rifampicin được phân bố rộng rãi vào các mô và dịch cơ thể, chuyển hóa ở gan và thải trừ qua mật, phân và nước tiểu.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Mẫn cảm với Rifampicin, Isoniazid hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Suy gan nặng, viêm gan nặng.
Viêm đa dây thần kinh, động kinh.
Phẫu thuật với gây mê tổng quát.
CHỈ ĐỊNH
Điều trị các thể lao phổi và lao ngoài phổi do các chủng Mycobacterium tuberculosisnhạy cảm với Rifampicin và Isoniazid.
CÁCH DÙNG – LIỀU DÙNG
Dùng theo sự chỉ dẫn của bác sỹ.
Liều đề nghị:
Người lớn: Uống 3 – 4 viên/lần/ngày. Uống vào lúc đói với 1 cốc nước đầy (1 giờ trước khi ăn hoặc 2 giờ sau khi ăn). Tuy nhiên nếu bị kích ứng đường tiêu hoá thì có thể uống sau khi ăn.
Khi điều trị thuốc phải phối hợp với các thuốc trị lao khác như Streptomycin, Ethambutol… theo phác đồ điều trị quốc gia.
TÁC DỤNG PHỤ
Thường gặp: rối loạn tiêu hóa nhẹ, viêm gan (vàng da, vàng mắt, tăng transaminase), viêm dây thần kinh ngoại vi.
Ít gặp: mất điều hòa, mệt mỏi, ngủ gà, giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt, thiếu máu, viêm mạch, co giật.
Hiếm gặp: rét run, sốt, viêm đại tràng màng giả, ban xuất huyết, khó thở, suy thận nặng, yếu cơ.
Thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
THẬN TRỌNG
Thuốc có thể làm cho nước tiểu, phân, nước bọt và nước mắt có màu đỏ.
Giảm liều ở bệnh nhân suy giảm chức năng thận, đặc biệt là người chuyển hóa Isoniazid chậm.
Nên dùng thêm Pyridoxin (Vitamin B6) để làm giảm độc tính trên thần kinh của Isoniazid.
Trong quá trình điều trị phải theo dõi chức năng gan ở bệnh nhân suy gan.
Thời kỳ mang thai: dùng Rifampicin cho phụ nữ mang thai ở 3 tháng cuối có thể xuất huyết do giảm prothrombin. Vì vậy, Rifampicin chỉ nên được dùng khi cân nhắc lợi ích với các nguy cơ có thể có đối với thai nhi.
Thời kỳ cho con bú: chỉ sử dụng khi thật cần thiết.
TƯƠNG TÁC
Tránh dùng phối hợp với Isradipine, Nifedipine và Nimodipine.
Các thuốc sau đây khi phối hợp RIFAMPICIN– INH cần điều chỉnh liều: viên uống tránh thai, Ciclosporin, Digitoxin, Diazepam, thuốc chống đông máu, Disopyramide, Doxycycline, Phenytoin, Haloperidol, Verapamil, Erythromycin, Ketoconazole, Clarithromycin, Chloramphenicol, Theophylline, các glucocorticoid…
Các kháng acid, Bentonit, Clofazimine...làm giảm hấp thu của RIFAMPICIN– INH, khắc phục bằng cách uống riêng cách nhau 8 – 12 giờ.
Dùng đồng thời RIFAMPICIN– INH với:
+ Acetaminophen hoặc rượu có thể làm tăng độc tính với gan, đặc biệt ở người có tiền sử suy gan.
+ Niridazole có thể làm tăng tác dụng không mong muốn đối với hệ thần kinh như co giật và rối loạn tâm thần.
RIFAMPICIN– INH làm giảm tác dụng điều trị nấm của Ketoconazole.
Các corticoide làm tăng thải trừ Isoniazid, vì vậy làm giảm nồng độ và tác dụng của Isoniazid, đặc biệt ở những người bệnh chuyển hóa Isoniazid nhanh.
BẢO QUẢN
Nơi khô, nhiệt độ không quá 30ºC, tránh ánh sáng.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh