BÀI NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT CHỈ SỐ HUYẾT ÁP VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆNH ĐỘT QUỴ VÀO KHOA CẤP CỨU BV NGUYỄN TRI PHƯƠNG NĂM 2022.

Nội dung

Tác giả: Nguyễn Thị Lan Minh*, Nguyễn Hữu Nhân Duyên*, Nguyễn Thanh Tâm

Phạm Thị Ngọc Hương*, Huỳnh Lê Cẩm Nhi *, Nguyễn Thị Tú Ngân*

* Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

 

TÓM TẮT

Mục tiêu: Chỉ số huyết áp và các yếu tố liên quan ở người bệnh đột quỵ vào khoa Cấp Cứu bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang.

Đối tượng nghiên cứu: Tất cả các người bệnh được chẩn đoán nghi ngờ đột quỵ tại khoa Cấp cứu.

Tiêu chuẩn loại trừ: Người bệnh hoặc thân nhân không hợp tác tham gia nghiên cứu, bị xuất huyết não do vỡ túi phình, tai nạn giao thông.

Phương pháp nghiên cứu:

Thiết kế nghiên cứu : Mô tả hàng loạt.

Thời gian lấy mẫu tháng 4/2022 đến 10/2022,

Phương pháp tiến hành Lập phiếu khảo sát cho người bệnh vào cấp cứu nghi ngờ đột quỵ

Lấy chỉ số huyết áp: Lần 1: tại thời điểm tiếp nhận.  Lần 2: 60 phút sau khi đo lần 1.

Chẩn đoán xác định đột quỵ: căn cứ vào tổn thương trên kết quả MSCT hoặc MRI                                                                                           

Phỏng vấn trực tiếp người bệnh hoặc thân nhân, ghi nhận thông tin trong sổ khám bệnh, toa thuốc, giấy ra viện, hồ sơ bệnh án.

Công cụ thu thập số liệu: excel, minitab 18.

Kết quả: 470 người bệnh đột quỵ vào khoa Cấp Cứu bệnh viện Nguyễn Tri Phương trong thời gian nghiên cứu

Đột quỵ do xuất huyết não chiếm 30%, nhồi máu não chiếm 70%, gặp ở nam > nữ, độ tuổi trung bình 64,9 ± 12,5, yếu tố nguy cơ đột quỵ THA chiếm 69,8%, ĐTĐ 36,6%, tim mạch 20,2%, đột quỵ 17,2%, suy thận mạn 10,6%. Điểm glasgow ≤8 ở người XHN gấp 4 lần người NMN (P=0,00). 16,5% sử dụng rtPA, 5,9% can thiệp mạch, 4,0% phẫu thuật cấp cứu. Sau điều trị: ra viện 84,7%, 11,5% xin về, 1,7% tử vong (xin về và tử vong XHN > NMN)

Huyết áp tâm trương trung bình lúc vào viện là 164,9 (90-250) mmHg, Huyết áp tâm trương của nhóm nhồi máu não thấp hơn nhóm xuất huyết não (P=0,00). Huyết áp tâm trương trung bình giảm sau nhập viện 1 giờ là 6,1% (9,9 ± 18,7 mmHg) (P= 0,00) ( XHN giảm 8,5%, NMN giảm 4,8%). 65,3% XHN có HA ≥ 140 mmHg và 44,8% NMN có HA ≥ 180 mmHg có sử dụng thuốc hạ áp tại Cấp cứu.

Mối liên quan giữa người bệnh đột quỵ có tiền sử THA

69,8% người bệnh đột quỵ có tiền sử THA (NMN: 74,7%, XHN 61,7%) THA và đột quỵ có mối liên quan (P=0,002). 59,5% không tuân thủ điều trị huyết áp (12,5% không điều trị, 30,1% quên uống thuốc > 6 ngày/tháng, 50,8% không tái khám > 3 lần/năm). 

Kết luận:

470 người bệnh đột quỵ vào khoa Cấp Cứu bệnh viện Nguyễn Tri Phương trong thời gian nghiên cứu

    Có 30% đột quỵ do xuất huyết não, 70% nhồi máu não, nam > nữ, tuổi trung bình 64,9 ± 12,5. Số lượng người bệnh đột quỵ do nhồi não máu nhập Cấp cứu sớm chưa cao (16,5% sử dụng rtPA).

   Huyết áp tâm trương trung bình lúc vào viện là 164,9 (90-250) mmHg, nhóm xuất huyết não có huyết áp cao hơn nhóm nhồi máu não. Chỉ số huyết áp tâm trương sau 1 giờ tại cấp cứu giảm 6,1% (9,9 ± 18,7 mmHg). Dùng thuốc hạ áp tại cấp cứu chưa cao (XHN 65,3%, NMN 44,8%).

  THA và đột quỵ có mối liên quan, 59,5% không tuân thủ điều trị huyết áp (12,5% không điều trị, 30,1% quên uống thuốc > 6 ngày/tháng, 50,8% không tái khám > 3 lần/năm). 

Từ khóa:  Đột quỵ, xuất huyết não, nhồi máu não.

KẾT LUẬN

470 người bệnh đột quỵ vào khoa Cấp Cứu bệnh viện Nguyễn Tri Phương trong thời gian nghiên cứu

Đột quỵ do xuất huyết não chiếm 30%, nhồi máu não chiếm 70%, gặp ở nam > nữ, độ tuổi trung bình 64,9 ± 12,5, Yếu tố nguy cơ đột quỵ THA chiếm tỷ lệ cao nhất, kế đến, ĐTĐ, tim mạch, đột quỵ, suy thận mạn. Điểm glasgow ≤8 ở người bệnh XHN cao gấp 4 lần người bệnh NMN (P=0,00). 16,5% sử dụng rtPA, 5,9% được can thiệp mạch, 4,0% phẫu thuật cấp cứu. Kết thúc sau đợt điều trị: ra viện 84,7%, 11,5% xin về và 1,7% tử vong (xin về và tử vong XHN > NMN)

Huyết áp tâm trương trung bình lúc vào viện là 164,9 (90-250) mmHg, Huyết áp tâm trương của nhóm nhồi máu não thấp hơn nhóm xuất huyết não (P=0,00). Huyết áp tâm trương trung bình giảm sau nhập viện 1 giờ là 6,1% (9,9 ± 18,7 mmHg) (P= 0,00) ( XHN giảm 8,5%, NMN giảm 4,8%). 65,3% XHN có HA ≥ 140 mmHg và 44,8% NMN có HA ≥ 180 mmHg có sử dụng thuốc hạ áp tại Cấp cứu.

Mối liên quan giữa người bệnh đột quỵ có tiền sử THA

69,8% người bệnh đột quỵ có tiền sử THA (NMN: 74,7%, XHN 61,7%) THA và đột quỵ có mối liên quan (P=0,002). 59,5% không tuân thủ điều trị huyết áp (12,5% không điều trị, 30,1% quên uống thuốc > 6 ngày/tháng, 50,8% không tái khám > 3 lần/năm). 

ĐỀ XUẤT

Theo kết quả NC chỉ số huyết áp của người bệnh đột quỵ có thể tăng rất cao (250 mmHg) điều dưỡng lưu ý tuân thủ đúng qui trình đo huyết áp, trang bị máy đo có bao quấn tay vừa tránh bong bao khi bơm áp lực cao.

Cần xem xét sử dụng thuốc hạ áp sớm tại cấp cứu. 

Cung cấp thêm thông tin truyền thông nhắc nhỡ người bệnh tuân thủ chế độ điều trị huyết áp,  dùng thuốc đúng và tái khám theo hẹn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. CD Risk Factor Collaboration. Worldwide trends in blood pressure from 1975 to 2015: a pooled analysis of 1479 population-based measurement studies with 19.1 million participants. Lancet 2017;389:37–55.
  2. Forouzanfar MH, Liu P, Roth GA, et al. Global burden of hypertension and systolic blood pressure of at least 110 to 115 mm Hg, 1990-2015. JAMA 2017;317:165–182.
  3. Huỳnh Văn Minh, Trần Văn Huy và cộng sự. Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp 2018. Hội Tim Mạch Học Quốc Gia Việt Nam 2021, tr 1-87.
  4. Phạm Tử Dương (2007), Bệnh tăng huyết áp, NXB Y học, Hà Nội.
  5. Mozaffarian D, Benjamin EJ, Go AS, Arnett DK, Blaha MJ, et al, et al. Heart disease and stroke statistics-2015 update: a report from the American Heart Association. Circulation. 2015 Jan 27. 131 (4):e29-322.
  6. theo George L. Bakris , MD, University of Chicago School of Medicine, tổng quan về Tăng huyết áp, truy cập ngày 11/2/2022.
  7. Nguyễn Lân Việt và CS (2008), Áp dụng một số giải pháp can thiệp thích hợp để phòng, chữa bệnh tăng huyết áp ở cộng đồng, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, tr.1 - 31.
  8. Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế (2016), Điều tra quốc gia yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm Việt Nam 2015, tr.1, tr. 43.
  9. Morisky D.E, et al (2008), predietive validity of a medication adherence measure in an outpatient setting, The journal of clinical Hypertension, 10(5), pp. 348-354.
  10. Nguyễn Thanh vân, Khảo sát thực trạng tiếp cận bệnh nhân nghi ngờ đột quỵ tại khoa Cấp cứu bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Tạp chí y học 2020, tr 67-69.
  11. https://healthvietnam.vn/thu-vien/tai-lieu-tieng-viet/than-kinh/chan-doan-dieu-tri-tai-bien-mach-mau-nao ( truy cập ngày 11/11/2022).
  12. Lê Đức Hinh (2010), Chẩn đoán sớm cơn đột quỵ não. Nội san Hội Thần kinh học Việt Nam. 6(1), tr. 3-7.
  13. Lê Văn Thính và cộng sự (2012), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, yếu tố nguy cơ và nguyên nhân nhồi máu não, Y học thực hành. Kỷ yếu Hội nghị đột quỵ lần thứ III. 811, tr. 106-115.
  14. Phạm Thị Lệ Quyên (2010), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, điện tâm đồ ở bệnh nhân tai biến mạch máu não do tăng huyết áp nguyên phát, luận văn tốt nghiệp bác sĩ chính quy, Trường Đại học Y Dược Huế.
  15. Nguyễn Thành Tín, Đánh giá đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tai biến mạch máu não và mối liên quan với mức độ tăng huyết áp, Tạp chí Y Dược học,Trường Đại học Y Dược Huế, Số 3, tập 10/2020, tr 82-89.
  16. Lê Văn Thành và cộng sự (1995). Nghiên cứu sơ bộ về dịch tễ học tai biến mạch máu não tại 3 tỉnh thành phía Nam:Tp. Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Kiên Giang, Công trình nghiên cứu khoa học 1994 -1995, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh.
  17. Ngô Thị Kim Trinh, Lê Thị Cẩm Linh, Đào Thị Thanh Nhã, Nguyễn Huy Thắng, Nguyễn Văn Tân, (2017), Nghiên cứu đặc điểm xuất huyết não tại bệnh viện Nhân Dân 115, Y học TP. Hồ Chí Minh, Phụ Bản Tập 22, Số 1, 2018.
  18. Vũ Xuân Phú và Nguyễn Minh Phương (2011), Thực trạng kiến thức về bệnh THA và tuân thủ điều trị của BN 25-60 tuổi ở 4 phường Hà Nội, năm 2011, Tạp chí YH thực hành, 817(04/2012), tr. 10-15.
  19. Kim Bảo Giang, Nguyễn Hải Minh, Hồ Thị Kim Thanh. Tuân thủ điều trị dùng thuốc ở người bệnh tăng huyết áp được quản lý tại bệnh viện đa khoa Huyện Cẩm Khê, Phú Thọ năm 2015-2016, Tạp chí Y tế công cộng. 2017; 44: 30-35.
return to top