Stamlo

Nội dung

Thuốc Stamlo là gì?

Thuốc Stamlo có thành phần là Amlodipin có tác dụng điều trị tăng huyết áp và thiếu máu cục bộ cơ tim liên quan đến chứng đau thắt ngực.

Thành phần 

  • Dược chất chính: Amlodipin 5mg

  • Loại thuốc: Thuốc tim mạch

  • Dạng thuốc, hàm lượng: Viên nén không bao, 5mg

Công dụng

Điều trị tăng huyết áp và thiếu máu cục bộ cơ tim liên quan đến chứng đau thắt ngực.

Liều dùng 

Cách dùng

Thuốc dùng đường uống.

Liều dùng

Bệnh tăng huyết áp

  • Để điều trị tăng huyết áp, liều khởi đầu là 5mg x 1 lần/ngày, liều có thể tăng tối đa tới 10 mg/ngày.

  • Liều phải được điều chỉnh phù hợp cho từng bệnh nhân. Với các bệnh nhân gầy yếu, các bệnh nhân già và các bệnh nhân suy giảm chức năng gan, liều khởi đầu có thể là 2.5 mg/ngày và liều này có thể được đề nghị khi Amlodipine được dùng trong việc điều trị kết hợp.

Đau thắt ngực

  • Liều đề nghị cho bệnh nhân đau thắt ngực mãn tính ổn định và co thắt mạch là 5 - 10 mg. Phần lớn bệnh nhân sẽ được yêu cầu liều 10mg để đạt hiệu quả.

  • Điều trị kết hợp với các thuốc chống tăng huyết áp và/hoặc các thuốc chống co thắt khác

  • Amlodipine sử dụng an toàn cùng với các thiazid, thuốc ức chế ACE, thuốc chẹn beta, các Nitrat tác dụng kéo dài và/hoặc nitroglycerin ngậm dưới lưỡi.

  • Liều khởi đầu đề nghị chống tăng huyết áp là 2.5mg khi kết hợp Amlodipine với các thuốc chống tăng huyết áp khác.

Sử dụng thuốc cho người già

  • Nhìn chung, phải thận trọng khi lựa chọn liều sử dụng cho người già, thường bắt đầu ở liều thấp nhất trong khoảng liều điều trị, do những bệnh nhân này thường mắc phải suy giảm chức năng gan, thận, tim và các bệnh đi kèm hoặc đang điều trị các thuốc khác. Độ thanh thải Amlodipine ở các bệnh nhân già thường giảm dẫn đến tăng AUC xấp xỉ 40 - 60%. Vì vậy, liều khởi đầu thấp hơn được đề nghị là 2.5mg.

Sử dụng thuốc cho bệnh nhân suy giảm chức năng gan

  • Amlodipine được chuyển hóa rộng rãi ở gan, do đó ở những bệnh nhân suy giảm chức năng gan, độ thanh thải giảm và thời gian bán thải trong huyết tương kéo dài (56 giờ). Vì vậy, việc điều trị nên bắt đầu với liều thấp 2.5mg/ngày ở những bệnh nhân này và cần thận trọng khi sử dụng Amlodipine cho bệnh nhân suy gan nặng.

Sử dụng thuốc cho bệnh nhân suy giảm chức năng thận

  • Dược động học của Amlodipine không bị ảnh hưởng đáng kể bởi suy thận. Do đó không cần điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận.

Sử dụng thuốc cho trẻ em

  • Tính hiệu quả và độ an toàn của Amlodipine ở trẻ em chưa được thiết lập.

Tác dụng phụ

  • Liều Amlodipine lên tới 10mg/ngày thường được dung nạp tốt. Hầu hết các tác dụng không mong muốn được báo cáo thường nhẹ hoặc ở mức độ vừa phải. Các tác dụng không mong muốn phổ biến là đau đầu và phù nề. Các phản ứng có hại khác liên quan đến liều dùng bao gồm hoa mắt, chóng mặt, đỏ bừng mặt, tim đập nhanh. Các tác dụng không mong muốn không liên quan đến liều dùng được báo cáo với tỉ lệ mắc phải lớn hơn 1% bao gồm đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, đau bụng và ngủ gà. Tỉ lệ phù nề, đỏ bừng mặt, tim đập nhanh và ngủ gà khi dùng Amlodipine ở phụ nữ cao hơn nam giới.

  • Các phản ứng có hại được báo cáo với với tỉ lệ từ 0.1% đến 1% bệnh nhân mà nguyên nhân không chắc liên quan tới việc sử dụng Amlodipine bao gồm:

  • Tim mạch: loạn nhịp tim (bao gồm chứng mạch nhanh tâm thất và rung tâm nhĩ), đau ngực, nhịp tim chậm, hạ huyết áp, thiếu máu cục bộ ngoại biên, ngất, nhịp tim nhanh, chóng mặt thế đứng, hạ huyết áp thế đứng, viêm mạch.

  • Hệ thần kinh trung ương và ngoại biên: bệnh thần kinh ngoại biên, run, chóng mặt.

  • Hệ tiêu hóa: chán ăn, táo bón, khó tiêu, tiêu chảy, khó nuốt, đầy hơi, viêm tụy, buồn nôn, bệnh nướu răng.

  • Toàn thân: phản ứng dị ứng, suy nhược, đau lưng, đỏ bừng, khó chịu, đau, rét run, rùng mình, tăng giảm cân.

  • Hệ cơ xương: đau khớp, viêm khớp, chuột rút, đau cơ.

  • Tâm thần: rối loạn chức năng tình dục, mất ngủ, nóng nảy, bồn chồn, suy nhược, hoang tưởng, lo lắng, mất nhân cách.

  • Hệ hô hấp: khó thở, chảy máu cam.

  • Da và phần phụ: phù mạch, ban đỏ đa hình, ngứa, mày đay, ban đỏ, ban sần.

  • Các giác quan đặc biệt: loạn thị, viêm kết mạc (đau mắt đỏ), chứng nhìn đôi, ù tai, đau mắt.

  • Hệ tiết niệu: chứng đái dắt, rối loạn tiểu tiện, chứng tiểu đêm.

  • Hệ thần kinh tự trị: khô miệng, tăng tiết mồ hôi.

  • Chuyển hóa và dinh dưỡng: tăng đường huyết, khát nước

  • Sự tạo máu: giảm bạch cầu, ban xuất huyết, giảm tiểu cầu

  • Chứng phái nam có vú nữ, vàng da, tăng men gan (hầu hết liên quan đến ứ mật hoặc viêm gan) cũng đã được báo cáo liên quan đến việc sử dụng Amlodipine.

  • Thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Lưu ý 

Chống chỉ định

  • Người mẫn cảm với Amlodipine hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc

  • Phụ nữ có thai và cho con bú

  • Trẻ em dưới 15 tuổi

  • Không dùng cho những người suy tim chưa được điều trị ổn định.

  • Quá mẫn với dihydropyridin

Thận trọng khi sử dụng

  • Thuốc này chỉ dùng theo sự kê đơn của bác sỹ

  • Tăng đau thắt ngực và/hoặc nhồi máu cơ tim

  • Với bệnh nhân bị nghẽn động mạch vành nặng, đã có báo cáo về việc tăng tần suất, thời gian và/hoặc sự nghiêm trọng của đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim cấp khi bắt đầu điều trị bằng các thuốc chẹn Calci hoặc thời gian bắt đầu tăng liều.

  • Sử dụng thuốc cho bệnh nhân suy tim sung huyết

  • Nói chung, các thuốc chẹn kênh Canxi phải được sử dụng thận trọng ở những bệnh nhân suy tim. Tuy nhiên, không có bằng chứng về tác dụng có hại được báo cáo khi sử dụng Amlodipine cho bệnh nhân suy tim đang điều trị duy trì với liều ổn định các thuốc ức chế ACE, Digoxin và các thuốc lợi tiểu.

  • Ngừng thuốc chẹn beta: Amlodipine không phải là thuốc chẹn beta, do đó nó không bảo vệ chống lại sự nguy hiểm của việc ngừng thuốc chẹn beta đột ngột, do đó khi ngừng thuốc chẹn beta phải giảm liều từ từ.

  • Thận trọng chung: Vì tác dụng giãn mạch gây ra bởi Amlodipine xảy ra từ từ vào lúc bắt đầu, sự giảm huyết áp cấp rất hiếm được báo cáo sau khi sử dụng Amlodipine cùng với các thuốc giãn mạch ngoại biên khác, đặc biệt ở những bệnh nhân mắc chứng hẹp động mạch chủ nặng.

  • Thai kỳ: Chống chỉ định cho phụ nữ có thai và cho con bú.

Tương tác thuốc

Tương tác với các thuốc khác

  • Các thuốc gây mê làm tăng tác dụng chống tăng huyết áp của Amlodipine và có thể làm huyết áp giảm mạnh hơn.

  • Lithi: khi dùng cùng với Amlodipine có thể gây độc thần kinh, buồn nôn, nôn, ỉa chảy.

  • Thuốc chống viêm không Steroid, đặc biệt là indomethacine có thể làm giảm tác dụng chống tăng huyết áp của Amlodipine do đó ức chế tổng hợp Prostaglandin và/hoặc giữ Natri và dịch.

  • Các thuốc liên kết cao với protein (như dẫn chất Coumarin, Hydrantoin...) phải dùng thận trọng với Amlodipine vì Amlodipine cũng liên kết cao với protein nên nồng độ của các thuốc nói trên ở dạng tự do (không liên kết), có thể thay đổi trong huyết thanh

Tương tác với thức ăn

  • Thức ăn không làm thay đổi sinh khả dụng của Amlodipine. Do đó thuốc có thể được sử dụng trước hoặc sau bữa ăn.

return to top