Làn da bạn cũng sẽ thay đổi theo cách chưa từng xảy ra trước đây. Nếu bạn muốn da mình trông đẹp hơn trong giai đoạn mang thai, bạn có thể sẽ nghĩ đến việc sử dụng axit salicylic. Nhưng bạn băn khoăn, liệu trong khi mang thai dùng axit salicylic để điều trị các vấn đề về da có an toàn không? Viện Y học ứng dụng sẽ cung cấp thêm cho bạn một vài thông tin về thành phần phổ biến này cùng với những lợi ích và nguy cơ của nó.
Trong khi mang thai, lượng androgen của phụ nữ sẽ tăng cao, gây ra các vấn đề về da, từ mụn nhọt cho đến mọc lông ở vùng không mong muốn hay khô da. Rất nhiều các vấn đề về da trong giai đoạn này chỉ bùng phát tạm thời. Da của bạn sẽ trở về bình thường sau khi bạn sinh và lượng hormone được điều chỉnh.
Các vấn đề về da phổ biến khác khi mang thai bao gồm:
Rạn da
Tĩnh mạch hình mạng nhện
Suy giãn tĩnh mạch
Đốm đen (trên vú, núm vú, bên trong đùi)
Các mảng màu nâu trên mặt, má, mũi và trán
Xuất hiện đường màu tối từ rốn cho đến lông mu.
Có rất nhiều cách để điều trị các vấn đề về da. Các phương pháp điều trị phổ biến bao gồm:
Retinoid bôi ngoài da
Benzoyl peroxide
Axit glycolic
Các loại thuốc kháng khuẩn bôi ngoài da
Không phải tất cả các phương pháp điều trị trên đều an toàn khi mang thai. Một trong số các phương pháp điều trị các vấn đề về da phổ biến là dùng axit salicylic. Bạn có thể tìm thấy thành phần này được sử dụng với nhiều tác dụng khác nhau và trong nhiều loại sản phẩm không kê đơn và kê đơn để điều trị các vấn đề về da.
Axit salicylic cũng thường được sử dụng để điều trị các vấn đề về da dưới đây:
Mụn nhọt
Gàu
Vẩy nến
Viêm da tiết bã
Giảm các dấu hiệu lão hóa da
Mụn cóc
Chai sần trên da
Axit salicylic là một thành phần thuộc họ aspirin. Mục đích của nó là được dùng để làm giảm tình trạng viêm đỏ ngoài da. Khi sử dụng với liều cao, axit salicylic còn có thể được sử dụng như một chất hóa học để làm mòn da.
Bạn có thể thấy axit salicylic trong rất nhiều dạng. Tại các hiệu thuốc, axit salicylic có thể ở dưới dạng:
Xà phòng, xà bông
Sữa rửa mặt
Kem dưỡng ẩm (lotion)
Kem bôi da
Miếng dán
Ngoài ra, bác sỹ cũng có thể kê cho bạn các loại thuốc mỡ, thuốc bôi da hoặc thuốc uống loại mạnh hơn để điều trị các vấn đề về da khi mang thai, phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của da bạn.
Trong khi mang thai, bạn sẽ muốn quan tâm đến các vấn đề xảy ra với cơ thể mình. Bạn thấy axit salicylic có trong rất nhiều sản phẩm, nhưng bạn cũng nên hiểu rõ về lợi ích cũng như nguy cơ của thành phần này nếu sử dụng khi đang mang thai.
Axit salicylic bôi ngoài da được coi là khá an toàn khi mang thai, theo Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG). Nhưng cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa để tìm hiểu xem liệu có nguy cơ nào ảnh hưởng đến em bé sắp ra đời hay không.
Axit salicylic kê đơn thường liên quan đến aspirin, do vậy, dùng axit salicylic dạng uống không được khuyến cáo khi đang mang thai. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, dùng axit salicylic dạng viên uống trong giai đoạn cuối của thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu nội sọ.
Trao đổi với bác sỹ về nguy cơ của việc dùng axit salicylic dạng uống trong khi mang thai và cho con bú. Các bác sỹ có thể sẽ giúp bạn có được những loại thuốc thay thế an toàn hơn cho bạn và em bé.
Nếu bạn mắc phải các vấn đề về da trong khi mang thai, hãy nói với bác sỹ về các lựa chọn điều trị phù hợp với bạn. Axit salicylic có thể là thứ bình thường bạn vẫn dùng nhưng có thể sẽ có các phương pháp điều trị thay thế khác và an toàn hơn khi mang thai.
Bạn nên hỏi bác sỹ về:
Liệu các vấn đề về da của tôi có cải thiện sau khi sinh hay không?
Các loại thuốc điều trị các vấn đề về da có an toàn khi mang thai (và khi cho con bú hay không)?
Có phương pháp điều trị nào thay thế cho việc sử dụng thuốc được không?
Tôi nên làm gì nếu tình trạng về da xấu đi?
Luôn hỏi ý kiến bác sỹ trước khi bạn bắt đầu sử dụng một loại sản phẩm mới trong khi mang thai.
Việc kiểm tra phản ứng trên da trước khi sử dụng axit salicylic là rất quan trọng, để đảm bảo rằng bạn không bị dị ứng với thành phần này.
Các phản ứng dị ứng bao gồm:
Phát ban
Ngứa
Khó thở
Sưng (mắt, môi, lưỡi, miệng)
Căng tức ở cổ họng
Choáng ngất
Bạn cũng nên tránh sử dụng các sản phẩm có tác dụng tẩy rửa mạnh, các sản phẩm chăm sóc da có chứa cồn và các loại mỹ phẩm/đồ trang điểm khác. Những loại sản phẩm này có thể gây khô da.
Mặc dù rất hiếm gặp, nhưng tình trạng ngộ độc salicylate cũng có thể ảnh hưởng đến bạn, đặc biệt là ở những người có bệnh gan hoặc thận.
Triệu chứng ngộ độc bao gồm:
Buồn nôn
Nôn mửa
Rụng tóc
Ù tai
Hôn mê
Thở sâu một cách bất thường
Tiêu chảy
Rối loạn tâm lý
Nếu bạn xuất hiện bất cứ triệu chứng nào trên đây, hãy dừng ngay việc sử dụng axit salicylic và hỏi ý kiến bác sỹ.
Mụn là một trong số những vấn đề về da thường gặp nhất ở phụ nữ mang thai. Nhưng có rất nhiều biện pháp điều trị mụn và có thể thay thế axit salicylic và các loại thuốc khác. Bao gồm:
Duy trì thói quen chăm sóc da tốt: Rửa mặt với loại sữa rửa mặt nhẹ vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Thường xuyên gội đầu để tránh da mặt bị dính dầu từ tóc
Ăn chế độ giàu trái cây, rau xanh và các loại thực phẩm nguyên hạt, uống nhiều nước để giữ cho cơ thể (và làn da) luôn đủ nước.
Bổ sung vitamin A: Để an toàn, hãy bổ sung vitamin A từ nguồn thực phẩm, như trứng, sữa, cà rốt và cá
Cân nhắc về việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Một chút ánh nắng mặt trời có thể giúp các vết mụn biến mất. Tuy nhien, bạn vẫn nên sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da khỏi bị ung thư da. Nếu bạn đang sử dụng salicylic hoặc các loại thuốc khác, bạn sẽ dễ bị cháy nắng hơn.
Điều trị nhẹ nhàng: Chà xát, bóp, nặn mụn quá nhiều chỉ làm tình trạng mụn càng tệ đi à thôi. Sử dụng các loại sản phẩm có tác dụng thẩy rửa quá mạch có thể sẽ kích thích da bạn tiết ra nhiều dầu hơn. Bóp và nặn mụn có thể dẫn đến việc để lại sẹo.
Việc đọc kỹ nhãn sản phẩm của bất cứ sản phẩm chăm sóc da nào trước khi sử dụng là vô cùng cần thiết. Trao đổi với bác sỹ về bất cứ thành phần bất thường nào khiến bạn lo ngại trước khi sử dụng. Một số thành phần của các sản phẩm bôi ngoài da có thể hấp thu vào cơ thể thông qua da. Do vậy, tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng bất cứ sản phẩm bôi da nào.
Các vấn đề về da thường gây ra các triệu chứng không mấy dễ chịu khi mang thai. Nhưng những vấn đề này sẽ chỉ là tạm thời, và sẽ biến mất khi bạn sinh em bé. Nếu bạn đã thay đổi lối sống và chưa thấy tình trạng bệnh của mình tiến triển (hoặc tình trạng của bạn diễn biến nặng hơn), hãy trao đổi với bác sỹ để tìm ra được các phương pháp điều trị thích hợp với bạn và an toàn cho em bé.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh