✴️ Bệnh điếc ở người già và những điều cần biết

Đa phần những người bị giảm thính lực ở người già không trở nên điếc hoàn toàn, nhưng điếc ở người già chỉ ra tình trạng âm thanh mất đi khá nhiều và người cao tuổi thực sự  gặp khó khăn với căn bệnh này khi cơ thể bị lão hóa.

Bệnh điếc ở người già

Ở cùng lứa tuổi nam giới thường bị điếc nặng hơn nữ giới, tùy vào môi trường sống và các điều kiện khác nhau mà tình trạng điếc xảy ra sớm muộn hay nặng nhẹ khác nhau ở từng người. Người già khi bị điếc thường có xu hướng cảm giác mình bị cô lập, cô đơn, cho rằng bị mọi người bỏ ngơ, ko quan tâm nên dễ dấn tới tình trạng bị tự kỉ, trầm cảm.

Bệnh điếc ở người già

Điếc là một trong những chứng bệnh thường gặp ở người cao tuổi

Bệnh điếc cũng được phân loại thành 4 loại chính sau:

– Điếc cảm giác: thường phát triển chậm và xuất phát từ tai giữa, loại hình điếc này bị ảnh hưởng bởi những âm thanh ở tuần suất cao.

– Điếc do thần kinh: thường do yếu tố di truyền và biểu hiện khá muộn. Bệnh xuất hiện cùng với chứng sa sút thần kinh, suy giảm thần kinh, trí nhớ, khó phối hợp chân tay.

– Điếc chuyển hóa: Thường xuất hiện một cách tự nhiên cho những người ở tuổi trung niên.

– Điếc do ốc tai: Thính lực đồ chỉ kết quả âm thanh ở dạng đối xứng và xu hướng dốc dần xuống.

Nguyên nhân chính gây ra bệnh điếc

– Xơ cứng tai (otosclerosis): Xơ cứng tai thường xảy ra ở màng nhĩ thường và tỉ lệ di truyền từ 50-60%. Căn nguyên của bệnh là do sự cứng khớp của các xương dẫn truyền, truyền âm thanh trong bộ phận nghe của tai giữa nên dẫn tới điếc dẫn truyền. Đôi khi hệ thống thần kinh ốc tai cũng bị ảnh hưởng, dẫn tới điếc tiếp nhận.

– Điếc do chất độc: Thực chất bản thân chúng ta thường vô tình làm nhiễm độc tai bằng việc uống một số thuốc có các thành phần gây độc cho tai như các kháng sinh họ aminoglycoside như streptomycin, kanamycin, neomycin, gentamycin, tobramycin, amikacine và viomycin, các thuốc lợi tiểu ethacrynic và furosemide, salicylates, quinine và chloroquine.

Salicylate liều cao gây điếc nhưng có thể hồi phục, kèm theo có ù tai, chóng mặt. Ethacrynic acid dùng đường tĩnh mạch có thể gây điếc thường xuyên và nếu có dùng kèm với aminoglycoside sẽ làm điếc trầm trọng hơn. Furosemide có thể gây điếc tạm thời…

Nguyên nhân gây bệnh điếc ở người già

Sử dụng một số loại kháng sinh trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến thính giác

Không nên sử dụng các thuốc độc cho tai đối với người già, đặc biệt là những người đã bị điếc hoặc suy thận. Trong những trường hợp như vậy, nên làm thính lực đồ ngay khi bắt đầu dùng thuốc và lập lại để theo dõi và ghi nhận những thay đổi liên quan với thuốc. Các tổn thương ở tiền đình thì xảy ra âm thầm, nhất là ở những bệnh nhân nằm lâu.

– Khối u ảnh hưởng thính giác: Một số khối u gần cơ quan thính giác có thể gây điếc.

Cách kiểm tra giúp phát hiện bệnh điếc

– Weber test: Âm thoa 512 Hz đặt ở giữa đường ở trán. Người bình thường sẽ nhận được dao động đều nhau ở hai tai. Người bị điếc dẫn truyền sẽ nhận được dao động lớn hơn ở bên bị bệnh.

– Rinne test: Cần âm thoa đặt ở xương chũm và ấn đều; và sau đó âm thoa được đặt phía trước ống tai ngoài. Thông thường, âm dao động sẽ được nghe lớn hơn ở ống tai ngoài (không khí dẫn truyền âm thanh lớn hơn xương). Nếu ngược lại thì là điếc dẫn truyền.

Kiểm tra bệnh điếc ở người già

Để kiểm tra mức độ điếc, bệnh nhân cần tới bệnh viện để được các bác sĩ tư vấn về phương pháp thực hiện

– Thính đồ toàn bộ: Đánh giá âm đơn và người tiếp nhận lời nói và màng nhĩ đồ. Nguồn đối với âm đơn ở khoảng cách 1 hoặc 1/2 octave thì đạt được tần số từ 250 – 8000Hz. Các xét nghiệm được thực hiện bởi cả bằng dẫn truyền không khí hoặc dẫn truyền qua xương (đường âm thoa đặt ở xương chũm)

– Ngưỡng tiếp nhận ngôn ngữ: Được xác định như là mức độ mà người bệnh có thể nhận ra đúng 50 % các từ đôi có dấu nhấn tương đương (ví dụ cowboy). Người tiếp nhận lời nói nên ở khoảng 10 dB của trung bình âm đơn.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top